Tại Hội thảo quốc gia Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch diễn ra tại Hà Nội do Trường đại học Thương maị tổ chức đã nêu ra những vấn đề mà ngành du lịch đang gặp phải.

Lớp học độc đáo 'Chúng ta cùng tiến' tại trường ĐH Bách Khoa TP.HCM

TP.HCM: Gần 70 trường ĐH, CĐ sử dụng điểm bài thi đánh giá năng lực

Vấn đề số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

Đại diện nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (thuộc Tổng cục Du lịch, Bộ VH-TT_DL), bà Đỗ Thị Thanh Hoa cho biết, năm 2019, năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong ngành lữ hành và du lịch tăng 4 bậc (báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới VEF), tuy nhiên chỉ số cạnh tranh nguồn lực và thị trường lao động trong ngành lại giảm 10 bậc so với 2017. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ hơn Lào, Brunei và Campuchia về chỉ số này. Cụ thể:

  • Việt Nam đứng sau hầu hết các nước, trừ Campuchia về tiêu chí "dễ dàng tìm kiếm nhân viên có tay nghề"
  • Việt Nam đứng sau các nước, đứng trên Campuchia và Lào về tiêu chí "quy mô, mức độ đào tạo nhân viên"
  • Tiêu chí "trả lương và năng suất làm việc", Việt Nam xếp hạng 62/140, chỉ trên Campuchia hạng 63, cách xa Singapore hạng 2, Malaysia hạng 6 hay Indosesia hạng 29, Lào hạng 35 và Philippines hạng 37 (đối với các nước trong khu vực ASEAN)

TS Thanh Hoa cũng cho biết thêm, mỗi năm chỉ có 15.000 sinh viên ngành du lịch ra trường (trong đó trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm 12%) ra trường trng khi đó, thị trường nhân lực lại cần đến 40.000 lao động.

Bên cạnh thiếu hụt số lượng lao động, sự chênh lệch về kỹ năng, kiến thức trong lực lượng lao động du lịch hiện nay cũng rất lớn. Có 42% được đào tạo đúng chuyên ngành, 38% chuyển từ ngành khác, 20% không được đào tạo chính quy. Chính điều này khiến cơ cấu trình độ đào tạo nhân lực thiếu cân đối, lao động không có đủ kiến thức, kỹ năng hành nghề; tỉ lệ đào tạo nhân lực quản trị, giám sát trong doanh nghiệp du lịch chiếm tỉ lệ cao trong khi lao động nghề lại thấp, gây mất cân bằng lao động.

Cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch trên cả nước có 192 cơ sở: gồm 62 trường Đại học, 55 trường Cao đẳng, 75 trường Trung cấp hoặc Trung tâm dạy nghề; trực thuộc doanh nghiệp (Sagontourist) chỉ có duy nhất 1 trường là Trung cấp du lịch.

Về trình độ ngoại ngữ, chỉ có 60% lao động biết ngoại ngữ, tiếng Anh chiếm tỷ lệ lớn nhất là 42%, 5% biết tiếng Trung, 4% biết tiếng Pháp,... Nhưng cũng chỉ có 15% lao động có khả năng sử dụng thành thạo. Điều này làm cho khả năng thu hút khách du lịch nước ngoài không cao, và kỹ năng cũng như trình độ của người lao động không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Những lao động có khả năng ngoại ngữ lại chỉ tập trung vào một số bộ phận như làm hướng dẫn viên hoặc lễ tân.

nganh du lich

Số lượng và chất lượng ngành du lịch đang ở mức báo động

Con đường nào cho ngành

Trước những vấn đề về nguồn lao động, từ năm 2017 Chính phủ đã cho phép các cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành theo cơ chế đặc thù. Tuy nhiên, năm 2018 mới bắt đầu tuyển sinh theo cơ chế này và cũng có rất ít trường xây dựng được đề án đào tạo theo cơ chế đặc thù này.

Quy mô tuyển sinh của những trường này không giới hạn nhưng thực tế các trường không thể tuyển sinh nhiều, do còn phụ thuộc vào nguồn lực giảng viên mà nhà trường có và phải đảm bảo được chất lượng đào tạo. Ví dụ: trường Đại học Thương mại tuyển 400 - 500 sinh viên mỗi năm; trường Đại học KHXH&NV Hà Nội chỉ tuyển 100 - 200 sinh viên.

“Chương trình đào tạo du lịch giữa các trường đại học đến nay vẫn chưa được thống nhất. Thiếu hệ thống giáo trình cốt lõi, tài liệu tham khảo khá phong phú nhưng chất lượng hạn chế. Trong khi đó, các trường không thể sử dụng giáo trình nước ngoài đề giảng dạy chính thức vì nội dung, tên môn học, số tín chỉ… có sự khác biệt lớn với Việt Nam”, PGS Nguyễn Thị Nguyên Hồng, trường Đại học Thương mại cho biết thêm.

PGS Lê Thị Thu Thủy, đại diện cho nhóm nghiên cứu Trường đại học Ngoại thương, chia sẻ  “Số khách sạn tăng khoảng 10% năm. Dự kiến vào tháng 12.2020 chúng ta có 26.800 khách sạn với 532.000 phòng. Sự tăng trưởng đáng kể này gắn liền với tiềm năng lớn về cơ hội việc làm trong ngành quản trị khách sạn”.

Cũng theo PGS Thu Thủy, trên thực tế, sinh viên tốt nghiệp chỉ cần có chút khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc,... là có thể tìm kiếm những công việc với mức lương cao dễ dàng; các cơ sở đào tạo cần hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thay vì chạy theo quy mô.

Điều nên làm bây giờ là tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo; lựa chọn các đối tác đến từ các nước phát triển có uy tín và kinh nghiệm trong đào tạo ngành để học hỏi. Từ đó, xây dựng triển khai các chương trình đào tạo ngành hướng đến chuẩn quốc tế.

Theo Thanh Niên