Các ngành học liên quan đến điện ảnh những năm gần đây được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Sau đây là một số thông tin bạn nên biết để có thể dễ dàng chinh phục được lĩnh vực này.

Tuyển sinh 2020: Thí sinh có thể thay đổi thông tin hồ sơ đăng ký không?

Những mức xử lý kỷ luật thí sinh vi phạm trong kỳ thi THPT 2020

Chuyên ngành điện ảnh là gì?

Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật về hình ảnh động, những kỹ xảo điện ảnh nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm như những bộ phim và nghệ thuật điện ảnh. Đây là một chuyên ngành thực thực tế, sáng tạo ra những nội dung sản phẩm từ những hình ảnh động kết hợp với âm thanh bằng những máy móc, kĩ thuật kết hợp với những phương pháp ghi lại, tái tạo lại những hình ảnh động.

Chuyên ngành điện ảnh có thể được biết đến với những cái tên khác như: sản xuất phim ảnh, nghệ thuật phim ảnh, phim và truyền hình,... Tất cả đều có chung một ý nghĩa là sáng tạo từ những ý tưởng thô sơ trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh chiếu trên màn ảnh.

Sinh viên sẽ được đào tạo gì trong lĩnh vực này

Khi bắt đầu theo học ngành điện ảnh, sinh viên bắt buộc học những môn đại cương như lịch sử ngành hay các môn kỹ năng cơ bản, từng bước làm quen và tiếp xúc với các máy móc, vật tư, kĩ thuật, phương tiện,...

Sau đó, dựa vào nền tảng những môn đại cương, sinh viên sẽ được phát triển kỹ năng trong nhiều khía cạnh của ngành điện ảnh. Những môn học thường gặp ở trình độ này có thể kể đến như viết kịch bản, phim tài liệu, sản xuất nội dung quảng cáo... Ngoài ra, một số chương trình còn cho học sinh học những môn hiếm gặp như hoạt hình, hiệu ứng hình ảnh, hay thiết kế hình ảnh game.

Đến năm cuối, thường thì sinh viên sẽ tập trung vào một khía cạnh cụ thể như viết kịch bản, quay phim, sản xuất. Những lựa chọn này thường phụ thuộc vào mong muốn, khả năng, sở thích của sinh viên, và khả năng giảng dạy của từng trường. Đồng thời, bởi tính chất thực tiễn của ngành, sinh viên sẽ phải tham gia nhiều chương trình làm việc, thực tập để nâng cao tay nghề.

Một số khối thi vào ngành công nghệ điện ảnh như:

S00 (Ngữ văn - Năng khiếu SKĐA 1 - Năng khiếu SKĐA 2)
S01 (Toán - Năng khiếu 1 - Năng khiếu 2)
H00 (Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2)
H01 (Toán, Ngữ văn, Vẽ)
V00 (Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật)
V01 (Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật)

tuyen sinh dai hoc

Xét tuyển ngành điện ảnh rất dễ dàng

Ngành điện ảnh phù hợp với những ai

Với đặc thù là một ngành phải làm trong một môi trường áp lực và giờ giấc làm việc thất thường, nên trước hết, cần có một sức chịu đựng cao và một sức khỏe tốt để có thể làm tốt được những đòi hỏi của ngành nghề.

Bạn cần có một sự cảm nhận tốt về hình ảnh, màu sắc, âm thanh ,... một trí tưởng tượng đa dạng và phong phú. Đây là một ngành liên quan đến nghệ thuật nên bạn cũng cần có một tâm hồn biết cảm thụ nghệ thuật, cảm xúc và sự đồng cảm cao để dễ dàng sáng tạo cũng như truyền đạt được nội dung.

Đòi hỏi có sự kiên nhẫn cũng như là sự chuyên nghiệp với lịch trình, khối lượng công việc và chất lượng của sản phẩm.

Khả năng viết kịch bản, sắp xếp lịch trình; kỹ năng sử dụng các thiết bị, phương tiện, phần mềm thành thạo.

Biết phối hợp các kỹ năng khác nhau từ khâu viết kịch bản đến quay phim, ánh sáng, âm thanh và khâu dựng hình là một yếu tố cần thiết để có thể làm tốt và có thể làm được ở nhiều vị trí khác nhau.

Khả năng giao tiếp tốt giữa các vị trí trong đoàn phim từ diễn viên, đạo diễn, biên kịch, quay phim; phản ứng nhanh nhạy, bình tĩnh trước các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình làm việc từ hiện trường đến hậu trường và quan trọng là kỹ năng làm việc nhóm tốt do đặc thù của ngành là sự kết hợp từ các vị trí công việc khác nhau.

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, có nhiều cơ hội việc làm mở ra trước mắt, và thường ngành điện ảnh là một ngành thực tế nên khi còn ở trường học, các bạn sinh viên nên tiếp xúc, trải nghiệm thực tế càng sớm càng tốt.

Các bạn có thể lựa chọn tiếp tục học tập, nghiên cứu ở những bậc học cao hơn, hoặc trở thành một giảng viên giảng dạy tại các trường điện ảnh.

Trở thành một nhà biên kịch, đạo diễn, quay phim hay nhân viên quay dựng. Bên cạnh đó còn có các vị trí như chuyên viên thiết kế game, truyện tranh,...

Chuyên ngành điện ảnh được xem là một ngành có những nghề nghiệp liên quan mật thiết và có thể dễ dàng chuyển đổi cũng như làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Có không ít nhà quay phim, diễn viên trở thành trợ lý đạo diễn rồi thành đạo diễn; cũng có nhiều đạo diễn kiêm biên kịch hay diễn viên,...

>>> Xem thêm: Tuyển sinh 2020

Kênh Tuyển Sinh tổng hợp