Tìm hiểu về New Zealand ASEAN Scholars Awards 2015
Giải thưởng học bổng New Zealand ASEAN là một phần của việc chính thức hỗ tertiary trợ phát triển của New Zealand đối với khu vực Châu Á. Bộ Ngoại giao và Thương mại, thông qua chương trình cứu trợ của New Zealand, cung cấp chương trình học bổng này. Giải thưởng học bổng New Zealand ASEAN những người dẫn đầu tương lai với kiến thức, kĩ năng và những phẩm chất để đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội và trong khuôn khổ các quốc gia thuộc ASEAN. 170 giải thưởng học bổng New Zealand ASEAN đạ được trao cho những học sinh xứng đáng, đến từ các nước Cambodia, Laos, Myanmar, Philippines và Việt Nam, đảm bảo một chương trình học sau đại học tại một tổ chức giáo dục thứ ba ở New Zealand.
Chương trình học bổng du học New Zealand ASEAN Scholars Awards 2015
New Zealand ASEAN Scholars Awards là chương trình học bổng 100% (bao gồm toàn bộ học phí và chi phí đi lại, ăn ở, bảo hiểm) của chính phủ New Zealand tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, hiện đang bắt đầu mở đợt nhận đơn cho năm 2015. Hằng năm, trung bình có khoảng 30 sinh viên Việt Nam sẽ được nhận học bổng, lên đường đến với xứ sở Kiwi, một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Bạn đang tò mò về học bổng này? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây:
1. Học bổng New Zealand thường mở vào tháng 3 và kéo dài đến cuối tháng 6
Khác với hầu hết học bổng đều có thời gian nộp đơn vào cuối năm, học bổng du học New Zealand thường mở vào tháng 3 và kéo dài đến cuối tháng 6. Khoảng thời gian khá "đơn độc" này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào việc làm hồ sơ, không bị phân tán nhiều vào các trường, học bổng khác. Mặt khác, chương trình này có kết quả rất nhanh chóng (khoảng tháng 10) và nếu đậu, bạn sẽ lên đường ngay đầu năm sau đó, không phải chờ đợi mỏi mòn, căng thẳng nhé!
2. Đối tượng nộp đơn - Ứng viên dành cho học bổng du học New Zealand
Với học bổng New Zealand, bạn không bắt buộc phải có 2 năm kinh nghiệm. Nếu bạn vừa tốt nghiệp nhưng chứng minh được tiềm năng lãnh đạo và có kế hoạch học tập, định hướng tương lai rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể trở thành một ứng viên sáng giá. Bên cạnh đó, học bổng cũng không giới hạn việc bạn đã từng học ở đâu trước đó, ví dụ bạn đã từng học cử nhân ở Mỹ, Nga, Úc..., bạn cũng có thể nộp học bổng này. Tuy nhiên, 30 suất học bổng này chia đều cho cả chương trình thạc sĩ lẫn tiến sĩ nên mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn hẳn so với các chương trình khác (tốt nhất là bạn nên viết research proposal trong hồ sơ học bổng để chứng minh khả năng nghiên cứu, hiểu biết của mình về ngành học).
3. Lựa chọn ngành học như thế nào?
Đừng nghĩ học bổng New Zealand chỉ dành cho khối ngành ngoại ngữ hay nông lâm ngư nghiệp nhé! Thực tế là mỗi năm, học bổng luông có những suất chọn ứng viên theo học những ngành, phân ngành học rất hẹp, nhưng lại có tính ứng dụng xã hội cao Khoa học y học (medical science), Trị liệu ngữ âm...và cả những ngành có vẻ rất "hot" hiện nay như Quản trị kinh doanh, Tài chính,...Nếu bạn chứng minh được đam mê cháy bỏng của mình với ngành học, cánh cửa học bổng New Zealand sẽ sẵn sàng chào đón.
4. Chuẩn bị hồ sơ để xin học bổng du học
Để kịp thời cập nhật thông tin chương trình, bạn có thể truy cập trang web của đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam. Tất cả những thông tin bạn cần đều được cung cấp đầy đủ, từ gợi ý trường và ngành học thế mạnh (bạn sẽ có định hướng tốt hơn, đỡ tốn thời gian vào các thông tin quảng cáo ngoài lề hấp dẫn)... Bài luận cá nhân (Personal statement và purpose statement) không quá 500 chữ nên bạn cần viết ngắn gọn, rõ ràng chứ không cần văn chương lai láng, câu chữ phức tạp đâu nhé. Sau đó thì...nộp và chờ kết quả thôi! Ngoài ra, nhóm cựu sinh viên chương trình học bổng New Zealand cũng vừa lập một trang tư vấn, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nộp đơn cho học bổng này, bạn có thể truy cập ngay facebook group của nhóm
Các ngành học: Tất cả thí sinh từ mọi ngành học đều được khuyến khích nộp hồ sơ. Những yêu cầu về ngành học được đề ra như sau:
- Agriculture and Rural Development (Về phát triển nông nghiệp và nông thôn): Animal Health, Plant Health, Agricultural and Horticultural Science, Food Safety and Food Quality, Post Harvest Technologies, Biotechnology, Agribusiness and Agricultural Economics, Aquaculture, Value Chain.
- Environment (Môi trường): Environmental Studies, Environmental Planning and Management, Environmental Economics, Natural Resources Management, Climate Change, Land Administration, Land and Water Resources, Renewable Energy, Oceanography, Seismic/earthquake Engineering, Disaster Risk Management.
- Education (Giáo dục): Early Childhood Education and Development, Education Leadership and Management, Education Policy, Testing and Evaluation, TESOL, Vocational Education.
- Economic Growth and Governance (Quản lí và phát triển kinh tế): Development Economics, International Trade, Trade Policy, Public Financial Management, Banking and Finance, SME Development, Public Management, Public Policy, Law.
- Tourism (du lịch):Tourism Management, Sustainable Tourism, Ecotourism.
- Cross-cutting Disciplines: Human Rights, Gender/Women’s Studies.
Yêu cầu: Những yêu cầu về tiếng anh.
Những tố chức giáo dục ở New Zealand đưa ra những yêu cầu đầu vào về sự thành thạo tiếng anh. Tất cả các thí sinh phải kiểm tra trình độ IELTS1 hoặc TOEFL2 theo như yêu cầu để có thể nhập học ở các tổ chức giáo dục New Zealand.
Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký nhận học bổng du học New Zealand
Có phải các học bổng chính phủ khác thường yêu cầu 2 năm kinh nghiệm, còn học bổng New Zealand thì không yêu cầu 2 năm không?
Câu trở lời là không phải thế. Trong chương trình có ghi rõ, nếu bạn nào dưới 25 tuổi, không đủ 2 năm kinh nghiệm thì bạn vẫn được quyền nộp hồ sơ và được xem xét hoặc đánh giá nếu như bạn có thành tích học tập cao ở bậc đại học – bằng giỏi, rồi là xếp hạng, … Còn đối với người đã đi làm rồi, hay học bậc thạc sĩ thì kinh nghiệm làm việc là số 1.
Vậy thì điều này có nghĩa gì?
Có nghĩa là nếu bạn đang trẻ, mới ra trường, mà muốn đi học luôn, thì đây là một học bổng phù hợp với bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì thế mà ỷ lại, nộp một hồ sơ trống trơn chỉ có mấy năm đi học. Bạn nên kể ra những kinh nghiệm, hoạt động giúp bù đắp sự thiếu hụt kinh nghiệm đi làm của mình. Vì nơi cung cấp học bổng sẽ không muốn cho bạn học bổng nếu như bạn chỉ là một sinh viên thụ động, không có hoạt động ngoại khóa. Nếu như khi còn trẻ mà bạn không có hoạt động ngoại khóa, không có hoạt động cộng đồng thì khó có thể tin là về sau bạn sẽ tham gia các hoạt động này. Tuy nhiên, đừng liệt kê và chỉ liệt kê nhé. Hãy chọn những hoạt động ý nghĩa, nó mang lại cho bạn lợi ích gì và bạn đóng góp được gì trong hoạt động đó!
Video đang được xem nhiều: Chương trình tiếng anh cơ bản