Lợi ích của đàm phán thương lượng hiệu quả trong kinh doanh

"Cuộc Đời Là Một Chuỗi Thuyết Phục và Đàm Phán". Vì thế, thành công phụ thuộc tuyệt đối vào cách thương lượng đàm phán - Herb Cohen. Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn đạt kết quả, lợi nhuận cao nhất. Ðiều đó phụ thuộc rất nhiều ở tài ngoại giao, đàm phán, thương thảo hợp đồng của nhà kinh doanh trên thương trường.

1. Khái niệm đàm phán:

Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Đó là kỹ năng giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối kháng.

Francois de Cailere, một nhà đàm phán, thương thuyết nổi tiếng của Pháp ngay từ năm 1716 đã khẳng định: “Một nhà đàm phán kinh doanh giỏi phải là người mềm dẻo như ngọn cỏ và cũng phải cứng rắn như một khối đá. Người đó phải có phản xạ ứng xử nhanh nhậy và phải là người biết lắng nghe, lịch sự và có thể đem lại cảm giác dễ chịu cho đối tác. Song đồng thời cũng phải biết tranh luận, thuyết phục bằng cách biết hé lộ, đưa ra những thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác.

Nhà đàm phán giỏi còn phải biết tự chế ngự mình để thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác để tránh bị mắc vào chủ định, thậm chí bẫy của đối tác, tránh buột miệng nói những lời chưa kịp nghĩ và không bị chi phối bởi định kiến chủ quan.

2. Những nguyên tắc cơ bản của kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

  • Đàm phán là một hoạt động tự nguyện
  • Một bên muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng có thể đạt được.
  • Mục đích của đàm phán là thỏa thuận
  • Không phải mọi cuộc đàm phán đều kết thúc bằng thỏa thuận.
  • Không đạt được thỏa thuận có khi là kết quả tốt.
  • Thời gian là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình và kết quả đàm phán.
  • Không để cuộc đàm phán bị phá vỡ hoàn tòan.
  • Kết quả mỹ mãn là cải thiện được tình hình hiện tại của cả 2 bên.
  • Tiến trình bị ảnh hưởng bởi những người đàm phán của các bên.

3. Các phương pháp đàm phán

Đàm phán có thể chia ra làm 3 phương pháp đàm phán cơ bản:

Đàm phán mềm

Mục tiêu: Đạt được thỏa thuận, có thể nhượng bộ để tăng tiến quan hệ

Thái độ : Mềm mỏng, Tín nhiệm đối tác, Dễ thay đổi lập trường

Cách làm : Đề xuất kiến nghị

Điều kiện để thỏa thuận: Nhượng bộ để đạt được thỏa thuận

Phương án: Tìm ra phương án đối tác có thể chấp thuận, Kiên trì muốn đạt được thỏa thuận

Biểu hiện: Hết sức tránh tính nóng nảy

Kết quả: Khuất phục trước sức ép của đối tác

Đàm phán cứng

Mục tiêu: Giành được thắng lợi, Yêu cầu bên kia nhượng bộ

Thái độ: Cứng rắn, Giữ vững lập trường

Cách làm: Uy hiếp bên kia, thể hiện sức mạnh

Điều kiện để thỏa thuận: Để đạt được cái muốn có mới chịu thỏa thuận

Tìm ra phương án mà mình chấp thuận

Kiên trì giữ vững lập trường

Biểu hiện: Thi đua sức mạnh ý chí giữa đôi bên

Kết quả: Tăng sức ép khiến bên kia khuất phục hoặc đổ vỡ.

Đàm phán nguyên tắc

Mục tiêu: Giải quyết công việc hiệu quả

Phân tích công việc và quan hệ để trao đổi nhượng bộ

Thái độ: Mềm dẻo với người, cứng rắn với công việc

Sự tín nhiệm không liên quan đến kỹ năng đàm phán

Trọng điểm đặt ở lợi ích chứ không ở lập trường

Cách làm : Cùng tìm kiếm lợi ích chung

Điều kiện để thỏa thuận : Cả 2 bên cùng có lợi

Vạch ra nhiều phương án cho 2 bên lựa chọn

Kiên trì tiêu chuẩn khách quan

Biểu hiện: Căn cứ vào tiêu chuẩn khách quan để đạt được thỏa thuận

Trong cuộc thương lượng, nếu người bán đề xuất giá tiền với một con số cụ thể sẽ khiến người mua dễ chấp nhận hơn.

Nghiên cứu thực hiện bởi giáo sư Malia Mason và Daniel Ames tại trường kinh doanh Columbia. Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu sắp đặt 1.254 cuộc thương lượng giả tạo, mô phỏng các tình huống bán hàng hàng ngày, như mua bán đồ trang sức hay thỏa thuận bán xe hơi.

 

Thương lượng trong kinh doanh: Nên đề xuất con số cụ thể
Ảnh minh họa: Happyselling.org

Một số người tham gia được yêu cầu phải đề xuất giá khởi đầu với số tiền làm tròn là 5.000 USD, trong khi một số khác bắt đầu với giá tiền cụ thể là 5.015 USD. Kết quả, người đưa ra giá cụ thể 5.015 USD nhận được nhiều quan tâm, và dễ được chấp nhận từ phía người mua hơn so với những người đưa ra giá làm tròn 5.000 USD.

Theo các nhà nghiên cứu, khi người bán đề xuất giá tiền cụ thể, người mua sẽ có ảo tưởng người bán đã tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra giá quyết định, vì vậy sẽ không còn nhiều cơ hội để điều chỉnh giá nữa.

Tuy nhiên chiến thuật thương lượng này vẫn chưa được sử dụng phổ biến. Trong cuộc khảo sát trên trang Zillow (một trang web thị trường bất động sản), các nhà nghiên cứu nhận thấy phần lớn mọi người đều làm tròn giá tiền, chỉ 2% số người đưa ra giá tiền cụ thể cho các ngôi nhà của họ. "Bạn nên dùng một con số cụ thể khi thương lượng, để ám chỉ rằng bạn đã tính toán kỹ lưỡng và khiến người mua dễ chấp nhận hơn", Mason khuyên.


Đàm phán thương lượng trong kinh doanh là một kỹ năng sống rất quan trọng. Nó quyết định sự thành bại của công việc kinh doanh. Với những nguyên tắc và phương pháp đàm phán trên đây, kenhtuyensinh hy vọng bạn sẽ rèn luyện được kỹ năng này cho bản thân và ứng dụng thật tốt vào trong công việc của mình.


Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng đàm phán, đàm phán trong kinh doanh, đàm phán thương lượng, phương pháp đàm phán, cách thương lượng đàm phán, nguyên tắc đàm phán cơ bản.