Giáo dục trong nước: Cập nhật liên tục các tin tức giáo dục dành cho phụ huynh học sinh và sinh viên.

Chị Xuân đến cơ quan với vẻ mặt mệt mỏi và than thở với mấy chị em trong phòng. Hóa ra mấy ngày hôm nay, gia đình chị đang xảy ra “nội chiến” vì hai vợ chồng không thể thống nhất được chuyện “đại sự” của bé Bi - cậu con trai cả năm nay vào lớp 1.

Công-tư hay trường quốc tế?

Mặc dù gia đình chị Xuân đã xác định sẽ vận dụng tối đa mọi mối quan hệ để “chạy trường” cho con vào lớp 1 trước cả năm nay nhưng đến nay vẫn chưa “chốt” được trường nào. Chị thì muốn cho con học trường công lập vì tin tưởng bề dày truyền thống giáo dục trong khi anh lại khăng khăng ca ngợi trường có yếu tố quốc tế vì “thời đại toàn cầu hóa, không quốc tế dần thì làm sao mà sống được”. Cứ thế mỗi người một ý rồi cộng thêm ông bà hai bên cũng lại gọi riêng ra để “đóng góp quan điểm”.

Nên chọn trường công hay trường tư cho con vào lớp 1?

Nên chọn trường công hay trường tư cho con vào lớp 1?

Chưa giải quyết xong việc chọn trường nào, gia đình chị lại chuẩn bị bước vào một “trận chiến” mới: Có nên cho con đi học trước chương trình hay không? Khỏi phải nói, không khí căng thẳng cứ thế “leo thang” vùn vụt trong gia đình. Đi làm về, đáng lẽ được nghỉ ngơi thì chị Xuân và chồng lại liên tục mặt nặng mày nhẹ, đau đầu vì chuyện chuẩn bị cho con đi học. Thằng bé Bi thấy bố mẹ mệt mỏi cũng có vẻ buồn bã, ông bà hỏi “Cháu thích học trường nào?” liền phụng phịu: “Cháu chẳng thích đi học đâu”. Nghe thấy con nói thế, chị Xuân mới giật mình vì không ngờ người lớn đã vô tình khiến con trẻ sợ đi học trước khi chính thức đến trường.

Chuẩn bị tâm lý cho 'tân học sinh'

Chuyện của gia đình chị Xuân không phải là trường hợp cá biệt. Nhưng không phải gia đình nào cũng đủ kiến thức và kỹ năng để “xử lý” những tình huống nảy sinh trong giai đoạn quyết định này. Con cái là “của để dành” quý giá nhất của các bậc cha mẹ chính vì vậy giáo dục nhận được sự đặc biệt quan tâm từ hầu hết các thành viên trong gia đình. Song đôi khi, bố mẹ chỉ vì mải chạy theo quan điểm cá nhân mà quên mất nhu cầu và mong muốn của “nhân vật chính”.

Cô Phạm Diệu Cầm, tổ trưởng tổ 1, Trường Tiểu học Vinschool, giáo viên có 18 năm kinh nghiệm giảng dạy cấp Tiểu học tại các trường uy tín và giàu kinh nghiệm “đón đầu” học sinh lớp 1 chia sẻ:“Bố mẹ đừng nghĩ rằng các bé quá nhỏ, không biết gì mà chủ quan. Việc chuẩn bị tâm lý cho con vào học lớp 1 như thế nào giữ vai trò quan trọng trong việc tạo một nền tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức, kỹ năng cũng như hình thành tình yêu của học sinh đối với trường lớp và việc học tập. Bố mẹ hãy để các con cảm nhận niềm vui khi đến trường thay vì áp lực từ mọi hướng nhất là lại từ chính trong gia đình”.

Từ lúc nhận thấy tâm lý “sợ học” của con trai, chị Xuân và chồng đã cùng nhau bàn bạc để thống nhất không tranh cãi căng thẳng trước mặt con. Vợ chồng anh chị trực tiếp dẫn con tới các ngôi trường mà gia đình định đăng ký học để cho con tham quan và lắng nghe ý kiến của con về trường mới. Và chính bé đã chủ động chọn trường liên cấp Vinschool sau khi tham quan các lớp học, sân bóng và học thử tiếng Anh vui nhộn trong ngày hội mở trường vừa qua: “Con thích Vinschool có sân bóng đá với cả học tiếng Anh rất vui.”

Đối với phụ huynh đang có con chuẩn bị vào lớp 1 thì phụ huynh nên chuẩn bị tâm lí tích cực cho con, làm cho con cảm thấy yêu môi trường học tập mới: cho con đến tham quan ngôi trường mới, nói cho con những điều hay và lạ ở trường mới”- cô Cầm chia sẻ. Là giáo viên nổi tiếng với phương pháp giảng dạy sáng tạo khoa học, cô Cầm khẳng định, việc cho con học trước chương trình hoàn toàn không cần thiết vì sẽ khiến trẻ bị áp lực và sợ đi học, thay vào đó, bố mẹ cần khuyến khích trẻ tự tin bày tỏ ý kiến cũng như chuẩn bị cho trẻ có một thể lực tốt để có đủ sức khỏe thích nghi với cấp học mới.

Chia sẻ thêm với các phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1, cô Cầm nhấn mạnh: “Đối với lứa tuổi từ Mầm non lên Tiểu học, môi trường giáo dục khơi gợi hứng thú học tập, làm quen với nề nếp, học cách tư duy, mang tính quyết định hơn là tập trung nhồi nhét kiến thức”.

Hiện nay, Việt Nam cũng đã xuất hiện những mô hình giáo dục cân bằng giữa chương trình giáo dục Việt Nam với những tinh hoa của giáo dục quốc tế như Trường Phổ thông Liên cấp Vinschool. Cô Diệu Cầm cho biết, đã lựa chọn Vinschool để làm việc vì cùng nhà trường chia sẻ quan điểm “Môi trường giáo dục tốt phải là môi trường có thể tạo điều kiện để học sinh có thể phát triển hết các khả năng tiềm ẩn của bản thân”.

Bên cạnh đó, các điều kiện khác như cơ sở vật chất, chương trình giáo dục toàn diện, phương pháp giảng dạy tích hợp thuyết đa trí thông minh;… cũng là những yếu tố quan trọng để có thể tạo nên nền tảng vững chắc, hội tụ đủ tri thức, tiếng Anh, thể thao, nghệ thuật và kỹ năng sống cho con trẻ ngay từ những năm đầu đời.

Chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1 không đồng nghĩa với việc bố mẹ thay con làm tất cả mà là khuyến khích trẻ thể hiện tính tự lập, thoải mái tâm lý, có nề nếp và sự yêu thích với việc học tập.

Những gạch đầu dòng cho... phụ huynh

- Hướng dẫn con chào hỏi thầy cô, không mang thầy cô ra dọa, không bình luận tiêu cực về thầy cô trước mặt con.

- Không so sánh bài làm, điểm số, gây áp lực học tập cho con.

- Đưa con đi học đúng giờ. Kiểm tra đồ dùng học tập cho con trước khi đi học.

- Chú ý cách ăn mặc phù hợp với nhà trường khi đưa con đi học.

- Không nhất thiết phải luôn đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của con.

- Tạo điều kiện cho con tham gia hoạt động sinh hoạt tập thể và ngoại khóa.

- Mạnh dạn chia sẻ khuyết điểm của con, phối hợp cùng nhà trường giáo dục học sinh.

- Chuẩn bị góc học tập và đồ dùng học tập tại nhà phù hợp với con.