Thai giáo là chương trình không thể thiếu mà cha mẹ cần phải dạy bé để bé có thể phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện nhân cách của chính mình.
1. Thai giáo có tác dụng gì đối với mẹ và em bé?
Nhiều người vẫn còn giữ suy nghĩ rằng, con chưa thể có ý thức khi nằm trong bụng mẹ, không có gì để liên lạc với thế giới bên ngoài nên thai giáo hoàn toàn không có tác dụng. Thế nhưng, sự thật lại trái ngược hoàn toàn.
1.1. Tác dụng đối với mẹ
Trang bị kiến thức trong việc nuôi dạy bé từ trong bụng, làm tiền đề cho việc nuôi dạy và giáo dục con khi sinh ra và lớn lên. Hơn nữa, thai giáo còn giúp mẹ bầu tránh được trầm cảm. Thai giáo làm mẹ thư giãn và tận hưởng thai kỳ một cách nhẹ nhàng hơn.
Nên áp dụng thai giáo cho bé từ tháng thứ mấy?
1.2. Tác dụng đối với thai nhi
Thai giáo không chỉ làm cho bé thông minh từ nhỏ, mà còn làm nhiều hơn thế nữa khi mẹ tích cực và lạc quan. Thai giáo vừa giúp con phản xạ tốt hơn, vừa tăng chỉ số cảm xúc, khả năng nhận thức và hiểu biết cũng từ đó phát triển. Ngoài ra, thai giáo còn tác động mạnh mẽ vào các cơ quan trên cơ thể, có thể giúp thính giác, não bộ phát triển.
1.3. Tác dụng đối với em bé sau khi chào đời
Khi lớn lên, khả năng giao tiếp của con sẽ phát triển mạnh mẽ. Con trở nên hoạt ngôn, hoạt bát trong các hoạt động vui chơi giải trí. Sau khi sinh, có thể bé sẽ nhớ đến những ký ức mà mẹ đã chia sẻ khi mang thai. Từ đó, con sẽ trở thành một người giàu tình cảm hơn, tình mẫu tử giữa mẹ và bé cũng sẽ gắn bó sâu đậm.
2. Các mốc phát triển quan trọng của bé
2.1. Tuần thứ 3, thính giác bắt đầu xuất hiện
Thai nhi sẽ nhận biết được các loại âm thanh có trong cơ thể mẹ như là nhịp tim, tiếng mạch đập. Đến tháng thứ 7, con sẽ có khả năng tiếp nhận những âm thanh như tiếng nhạc hay ngôn ngữ thông qua giọng kể chuyện của mẹ.
2.2. Cột mốc tuần thứ 8, vị giác, xúc giác phát triển
Vị giác có ngay từ tuần thứ 8, hoàn thiện vào tuần thứ 15. Vì thế, việc thai giáo cho bé từ tháng thứ mấy hay chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu như thế nào, cũng phải được quyết định từ sớm vì mẹ bầu ăn bất cứ thứ gì, con yêu đều có thể cảm nhận được.
Cùng với sự phát triển của thính giác và thị giác, thai nhi có thể cảm nhận được những gì hoạt động ở xung quanh qua việc xúc giác phát triển ở tuần thứ 8.
2.3. Giai đoạn ở tuần thứ 9, khứu giác phát triển
Khoang mũi bé được hình thành vào tuần thứ 9 của thai kỳ và khứu giác được hoàn thiện ở tuần thứ 36. Tuy nhiên, bé cũng đã có khả năng phản ứng nhất định với các loại mùi có trong nước ối của mẹ.
2.4. Giác quan thị giác hình thành vào tuần thứ 26
Mi mắt sẽ bắt đầu mở ra khi bé đạt đến giai đoạn ở tuần thứ 26. Bé có khả năng phân biệt được các luồng ánh sáng trong bụng mẹ. Bước qua tuần thứ 33, bé đã có thể cảm nhận được ảnh sáng mờ mờ của bên ngoài thông qua việc con ngươi của bé bắt đầu co, giãn khi tiếp xúc với ánh sáng.
3. Nên bắt đầu thai giáo từ tuần thứ bao nhiêu?
Ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bé đã có thể phát triển nhiều giác quan, học ngôn ngữ thậm chí tập ghi nhớ. Khoảng tuần thứ 18 của thai kì, bé bắt đầu nghe được những âm thanh của cơ thể mẹ, như tiếng tim đập, tiếng dạ dày hoạt động. Đến tuần thứ 26, bé có thể phản ứng với tiếng ồn cả bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ, mẹ có thể dỗ dành bé với giọng nói của mình. Ở trong tử cung, bé sẽ nghe âm thanh nhỏ chỉ bằng một nửa âm lượng chúng ta nghe thấy. Tuy nhiên, em bé vẫn có thể giật mình và khóc nếu nghe tiếng ồn lớn đột ngột.
Với những mốc phát triển này của bé, có lẽ bố mẹ cũng đã trả lời được câu hỏi nên thai giao cho con từ tháng thứ mấy. Khoảng từ tuần thứ 18 của thai kì, bố mẹ có thể bắt đầu thai giáo cho con bằng những hoạt động đơn giản như cho bé nghe nhạc hay xoa bụng. Kích thích thính giác cho bé vô cùng có ích kể từ tuần 20 (khi thính giác của bé đã phát triển đầy đủ). Và đến khoảng 28 tuần tuổi, mẹ có thể kích thích xúc giác của bé.
4. Các phương pháp thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ
4.1. Thai giáo bằng thính giác
Các bản nhạc êm dịu, nhẹ nhàng giúp tập trung phát triển cảm xúc tích cực, kích thích phát triển thính giác và não bộ, là các loại nhạc giai điệu nhẹ nhàng, du dương, chậm rãi, không lời như nhạc cổ điển, nhạc Mozart, dân ca,...phát triển thính giác và vỏ não bé.
Việc đọc truyện cho con thường xuyên sẽ giúp kích thích khả năng ngôn ngữ, khả năng liên tưởng, khả năng biểu đạt cảm xúc từ sớm.
Hoặc thường xuyên trò chuyện với thai bằng lòng yêu thương, tình cảm trìu mến, sẵn sàng và vui mừng chào đón con có mặt trên đời sẽ khiến bé cảm thấy vô cùng an toàn và yên tâm trong bụng mẹ. Trẻ ra đời, hay khóc do cảm giác sợ hãi và lạ lẫm với thế giới mới, nhưng khi trẻ được đặt lên ngực mẹ, nghe những âm thanh quen thuộc như nhịp tim, giọng nói của mẹ như trẻ từng nghe trong suốt thai kỳ sẽ khiến trẻ yên tâm, nín khóc.
4.2. Thai giáo bằng thị giác
Thai giáo thị giác hay còn gọi là phương pháp thai giáo bằng ánh sáng (mẹ có thể hình dung đây như một trò chơi tương tác giữa cha mẹ và bé). Từ tuần thứ 18 của thai kỳ bé mới có thể cảm nhận được ánh sáng và tới tuần 28 mắt mới bắt đầu mở. Mẹ không thể đẩy nhanh quá trình phát triển của thị giác của trẻ nên chỉ có thể áp dụng phương pháp này từ tam cá nguyệt thứ 3.
Khi thực hiện phương pháp thai giáo cho con bằng thị giác mẹ nên tránh sử dụng những loại ánh sáng mạnh. Mẹ có thể chọn lựa một chiếc đèn pin có độ sáng thật dịu nhẹ. Tiếp đến, di chuyển đèn dọc theo bụng, tốc độ chậm rãi và chờ xem phản ứng của bé. Mỗi lần chiếu sáng thường kéo dài khoảng 5 phút, mỗi ngày thực hiện 3 lần.
4.3. Thai giáo bằng xúc giác
Massage chính là cách phổ biến nhất để mẹ thực hành thai giáo bằng xúc giác. Mẹ lưu ý, khi thực thai giáo bằng xúc giác, những động tác massage mẹ cần phải làm đúng kỹ thuật chứ không phải kiểu giao tiếp có hại cho con như dùng tay xoa trực tiếp nhiều lần vào bụng bầu vì có thể dẫn đến những cơn co thắt tử cung, dọa sinh non hoặc sảy thai.
Khi mẹ thực hiện việc “giao tiếp” với thai nhi thông qua cơ thể sẽ giúp bé có những phản ứng đáp lại, chẳng hạn như duỗi cánh tay, đạp chân, chuyển động...
4.4. Phương pháp thai giáo dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng và khoa học của mẹ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cần ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, không nên kiêng khem quá mức. Không nên ăn quá no mà chia thành các bữa nhỏ trong ngày. Nhớ ngủ đủ giấc và thường xuyên vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.
4.5. Thai giáo khứu giác
Từ tháng thứ 7, khứu giác của thai đã phát triển nhưng thai nằm trong buồng ối nên khứu giác chưa phát huy tác dụng. Mẹ nên chọn các loại thức ăn có mùi vị dễ chịu. Tránh dùng các đồ cay, nóng, nhiều gia vị gây khó chịu cho thai.
4.6. Thai giáo tinh thần
Khi thai 4 tháng, thai có thể nghe được các âm thanh bên ngoài, thấy được ánh sáng xuyên qua thành bụng mẹ, cảm nhận được sự vui buồn của mẹ. Nếu mẹ nhẹ nhàng, ôn hoà, vui tươi bé sẽ thoải mái, cử động nhẹ nhàng. Nếu mẹ đau khổ, buồn bã, thai cũng tăng động hay lừ đừ, mệt mỏi. Mẹ cần ngủ đủ giấc và thường xuyên vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.
4.7. Thai giáo tri thức
Các câu đố, kiến thức về toán, ngoại ngữ, bách khoa… sẽ giúp con sớm giúp con phát triển IQ.
> Cha mẹ nên dạy con điều gì trước 6 tuổi?
> Những cách giúp trẻ cải thiện chiều cao mà cha mẹ cần biết
Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp