Vào ngày 6.7, Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo ngừng cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài 100% online trong kỳ học mùa thu 2020. Tuy nhiên, mới đây chính quyền Mỹ đã huỷ kế hoạch này.
> Du học sinh có thể phải rời Mỹ nếu chương trình học là 100% online
> Bộ GD&ĐT sẽ tìm giải pháp hỗ trợ cho du học sinh Việt Nam tại Mỹ
Mới đây, chính quyền Mỹ đã huỷ kế hoạch cấm du học sinh tiếp tục ở lại nước này nếu trường của họ chỉ học trực tuyến vào mùa thu tới đây nhằm ngăn COVID-19.
Thẩm phán tại toà án quận Massachusetts, Allison Burroughs cho biết bà đã nhận được thông báo rằng hướng dẫn cho sinh viên quốc tế "sẽ trở về tình trạng như chỉ thị chính sách thiết lập vào ngày 9/3/2020... và sẽ hủy áp dụng chỉ thị chính sách tháng 7/2020".
Chính quyền Mỹ huỷ kế hoạch cấm du học sinh ở lại nước nếu chỉ học trực tuyến
Hiện tại hàng chục trường đại học tại Mỹ, các công ty công nghệ, Đại học Harvard và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đang nỗ lực ngăn chặn chính sách này.
Theo như thông cáo của ICE ngày 6.7, các sinh viên đang học theo hình thức trực tuyến phải rời Mỹ hoặc có biện pháp khác. Để có thể ở lại hợp pháp, sinh viên có thể chuyển sang một trường giảng dạy trực tiếp. Những sinh viên ở lại sẽ bị coi là cư trú bất hợp pháp, có thể vướng vào các thủ tục trục xuất. Chính sách này được áp dụng với nhóm sinh viên quốc tế, những người đang theo học các chương trình có cấp bằng, chứng chỉ ở Mỹ đang giữ visa F-1 và M-1.
Với hơn 41 tỷ USD mà sinh viên quốc tế đóng góp cho nền kinh tế Mỹ, trên các diễn đàn, nhiều người đặt câu hỏi về mục đích của động thái trên. Trong đó, giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là chính quyền Trump đang muốn dùng quy định mới để thúc đẩy các trường tái mở cửa, một phần trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế trì trệ do Covid-19.
Đại học Harvard và MIT sau đó kiện chính quyền Trump về quy định visa mới. Họ lập luận rằng chỉ thị của chính quyền Trump vi phạm Đạo luật Thủ tục Hành chính vì không xem xét các khía cạnh quan trọng của vấn đề trước khi công bố quy định, không cung cấp cơ sở hợp lý cho chính sách và không thông báo đầy đủ cho công chúng.
Theo VnExpress