>> Giáo dục, tuyển sinh, nguyện vọng 2, điểm chuẩn đại học

Hôm qua 12.8, một số trường ĐH đã công bố điểm trúng tuyển và cho phép thí sinh được chuyển ngành nếu điểm cao vẫn trượt.

Các trường đại học được phép chuyển ngành nếu trượt

Trường ĐH Ngoại thương: Ngành có điểm chuẩn cao nhất là kinh tế đối ngoại (khối A) - 26,5 điểm, cao hơn năm ngoái 0,5 điểm.

Trường này cũng dành nhiều chỉ tiêu (CT) xét tuyển. Cụ thể, các thí sinh chưa trúng tuyển chuyên ngành đăng ký dự thi, nhưng có điểm bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển của các chuyên ngành còn CT có thể đăng ký xét chuyển vào: phân tích và đầu tư tài chính, luật thương mại quốc tế: 70/ngành; kế toán 40; ngân hàng 35; kinh doanh quốc tế 20; tiếng Pháp thương mại 4; kinh tế đối ngoại -chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Việt 91; quản trị kinh doanh quốc tế - chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Việt 89; ngân hàng và tài chính quốc tế - chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Việt 94. Thời gian nộp đơn đăng ký xét tuyển: từ 26 - 28.8.

Tại cơ sở 2 của trường ở TP.HCM, các thí sinh không trúng tuyển chuyên ngành kinh tế đối ngoại, nhưng có điểm bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển của chuyên ngành tài chính quốc tế thì được xét chuyển vào chuyên ngành này. Các thí sinh không trúng tuyển chuyên ngành kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh quốc tế, tài chính quốc tế nhưng có điểm bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển của chuyên ngành kinh tế đối ngoại - chương trình chất lượng giảng dạy bằng tiếng Việt thì được xét chuyển vào chuyên ngành này.

Học viện Ngoại giao: Những thí sinh đã trúng tuyển theo khối thi vào học viện nhưng chưa đủ điểm vào ngành đăng ký dự thi ban đầu được xét chuyển như sau: Thí sinh dự thi ngành quan hệ quốc tế (học tiếng Anh) được chuyển sang ngành quan hệ quốc tế (học tiếng Trung Quốc) nếu đạt điểm chuẩn vào ngành quan hệ quốc tế (học tiếng Trung Quốc). Các thí sinh còn lại được chuyển sang ngành luật quốc tế.

Trường ĐH Luật Hà Nội: Thí sinh đăng ký luật kinh tế đủ điểm sàn trúng tuyển vào trường nhưng không trúng tuyển vào ngành này được trường tuyển sang ngành luật.

Học viện Quản lý giáo dục: Xét tuyển 50 CT cho ngành tâm lý học giáo dục. Điều kiện xét tuyển: khối C từ 14 điểm trở lên; D1: 13,5 điểm trở lên.

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM: 1.770 CT, trong đó 600 bậc ĐH gồm: Điểm xét tuyển các ngành như sau: Chăn nuôi, công nghệ (CN) chế biến lâm sản, lâm nghiệp, sư phạm kỹ thuật nông nghiệp, CN rau hoa quả và cảnh quan, nuôi trồng thủy sản 15 (khối A, A1) và 16 (khối B); các ngành CN kỹ thuật cơ khí, CN kỹ thuật cơ điện tử, CN kỹ thuật ô tô, CN kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kinh doanh nông nghiệp, phát triển nông thôn, bản đồ học 15; CNTT 16 (A, A1) và 17 (D1); quản trị kinh doanh 17; kinh tế 16. Trường xét 540 CT bậc CĐ với mức điểm xét 10 (khối A, A1 và D1) và 11 (khối B), gồm các ngành: CN kỹ thuật cơ khí, CNTT, kế toán, quản lý đất đai, nuôi trồng thủy sản. 350 CT tại Phân hiệu Gia Lai với mức điểm 13 (khối A, A1) - 13,5 (khối D1) và 14 (khối B), các ngành: nông lâm, lâm nghiệp, kế toán, quản lý đất đai, quản lý tài nguyên và môi trường, CN thực phẩm, thú y (chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 5 tỉnh Tây nguyên và các tỉnh miền Trung). Phân hiệu Ninh Thuận xét tuyển 280 CT với mức điểm 13 (khối A, A1) - 13,5 (khối D1) và 14 (khối B), các ngành: kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, quản lý tài nguyên và môi trường (chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên). Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 20.8 đến 10.9.

Theo Báo thnah niên - Xem tin gốc