1. Cách chọn trang phục để tạo nên chiến thắng tâm lý
Hãy chú trọng lựa chọn trang phục phù hợp với vị trí ứng tuyển, văn hóa công ty nơi bạn sẽ đến nhé!
Bạn muốn thể hiện phẩm chất nào nhất trong khi đi phỏng vấn? Câu trả lời nằm ở loại công việc mà bạn muốn, cùng với văn hoá của nhóm những người tuyển dụng sẽ phỏng vấn bạn. Nếu trang phục phù hợp nhất cho vị trí bạn đang ứng tuyển là một người mạo hiểm, hãy mặc những bộ đồ có ít nhất một điểm nổi bật màu đỏ. Họ đang tìm một người đáng tin cậy? Hãy mặc một bộ trang phục có màu xanh da trời.
Bạn có thể gián tiếp thể hiện những phẩm chất ở bản thân mà nhà tuyển dụng đang cần qua việc sử dụng tâm lý màu sắc. Bạn có thể mặc những chiếc áo sơ mi, dùng những chiếc cà vạt hay thắt lưng có những màu sắc dưới đây.
- Màu vàng: Sự ấm áp, rõ ràng và lạc quan
- Màu da cam: Thân thiện, tự tin và vui vẻ
- Màu đỏ: Gan dạ, đầy hứng thú và nhiệt huyết
- Màu hồng: Thông minh, sáng tạo và giàu trí tưởng tượng
- Màu xanh da trời: Sức mạnh, niềm tin
- Màu xanh lá cây: Sự bình yên, sức khoẻ và phát triển
- Màu xám nhẹ: Trung lập, cân bằng và bình tĩnh
- 4 hoặc nhiều hơn 4 màu của cầu vồng: Sự đa dạng
Có một số phẩm chất mà các nhà tuyển dụng thường mong muốn như sự thân thiện, tính quyết đoán và khả năng làm việc nhóm và đồng thời làm việc cá nhân. Vì vậy, bạn có thể thêm màu sắc vào trang phục của mình khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, cần tránh mặc quá nhiều màu da cam bởi vì đôi khi bạn sẽ bị đánh giá là người thiếu sự chuyên nghiệp.
2. Hãy đảm bảo bạn kiểm soát thời gian
Nếu người phỏng vấn đề nghị phỏng vấn bạn vào một khoảng thời gian nhất định, hãy nhận lời. Nếu không, bạn nên chọn lịch phỏng vấn vào khoảng 10 giờ – 10 giờ 30 thứ ba, thứ tư hoặc thứ năm là tốt nhất. Có rất nhiều nguyên nhân tâm lý để chứng minh bạn nên tránh những cuộc hẹn đầu tiên hay cuối cùng trong ngày.
Chắc chắn bạn cũng biết rất khó để tập trung trong những lúc đầu giờ hoặc cuối giờ, và bạn cũng sẽ dễ bị rớt vào thời điểm ngay trước hoặc sau giờ ăn trưa. Việc tránh các thời gian cuối tuần, giờ ăn trưa và thời gian đầu và cuối ngày giúp người phỏng vấn bạn có tinh thần tốt hơn để chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn. Khi họ đang có tâm trạng thoải mái thì bạn cũng dễ dàng tạo dựng được mối quan hệ với họ hơn.
3. Tạo ra sự phù hợp với phong cách và ngôn ngữ cơ thể của người phỏng vấn
Sự thật là những người phỏng vấn thường có xu hướng quyết định dựa trên việc họ có thích con người của bạn hay không. Chính vì vậy, bạn cần tìm cách truyền tải thông tin hữu ích nhất đối với họ. May mắn thay, tuổi tác của họ có thể cho bạn biết được một manh mối về cách làm sao để điều khiển chính mình trong cuộc phỏng vấn.
- 20 đến 30 – Chỉ ra những nhóm kĩ năng và đưa ví dụ về công việc của bạn theo cách dễ hiểu nhất để tạo ấn tượng với những nhà tuyển dụng thế hệ Y.
- 30 đến 50 – Trong suốt buổi phỏng vấn với những người thế hệ X, bạn nên nói về cách bạn cân bằng công việc và cuộc sống đã giúp bạn thành công như thế nào, và nhấn mạnh sự sáng tạo của bạn.
- 50 đến 70 – Thể hiện rằng bạn tôn trọng những người sinh ra dưới thời chiến tranh thế giới thứ hai và những thành tựu của họ. Hãy chứng minh bạn là người làm việc chăm chỉ.
- 70 đến 90 – Sự trung thành ở công việc trước đó là chìa khoá tâm lí giúp bạn có một buổi phỏng vấn tốt với những nhà tuyển dụng thuộc thế hệ già (những người sinh năm 1925 đến 1942).
Một cách khác để khiến bạn trở nên giống với phong cách của nhà tuyển dụng là bắt chước ngôn ngữ cơ thể của họ. Điều này vô tình khiến cho người phỏng vấn cảm thấy thoải mái với bạn hơn.
4. Chỉ ra những điểm chung giữa hai người
Bạn cảm thấy thoải mái với ai nhất? Phần lớn mọi người sẽ trả lời “người mà tôi có nhiều điểm chung”. Đây là sự thật tâm lý cơ bản, và bạn có thể sử dụng chúng để có được công việc mình mơ ước. Tất cả những gì bạn cần làm là dành thời gian tìm hiểu người phỏng vấn bạn và chú ý đến những mặt tốt.
Một ví dụ điển hình là tìm cách khéo léo lôi kéo sự quan tâm trong những dịch vụ hay hoạt động tình nguyện cộng đồng trong thời gian phỏng vấn. Tuy nhiên, hãy nói những điều ý nghĩa nhất để không làm mánh khoé này trên trở nên quá lộ liễu.
5. Có những lời khen chân thành
Bạn có thể đưa ra những lời khen ngợi cho người phỏng vấn hay công ty mà bạn đang ứng tuyển, nhưng hãy đảm bảo rằng chúng là những lời khen chân thành và đúng sự thật. Tuy nhiên, nhiều người có thể bác bỏ những nỗ lực này của bạn bằng cách buộc bạn đưa ra lời nhận xét quảng cáo cá nhân.
Phản đối yêu cầu này có thể mang lại lợi thế cao hơn các ứng cử viên khác. Bởi vì các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tâng bốc cá nhân nhưng không phô trương là một trong những cách tốt nhất để có thể được tuyển dụng.
Hãy nói rõ lời khen và có thể khen trong suốt thời gian phỏng vấn để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Người phỏng vấn cũng có xu hướng chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của bạn. Bạn có thể gián tiếp thể hiện sự chân thành bằng cách để lòng bàn tay hướng ra ngoài. Khi bạn muốn thể hiện sự tự tin, hãy chống một cánh tay lên.
6. Quyền lực với những dáng điệu đầy uy lực
Mẹo phỏng vấn tâm lý dưới đây nên được thực hành ở một nơi riêng tư trước khi bạn bước vào phỏng vấn. Có nghiên cứu chỉ ra rằng những dáng điệu thể hiện uy lực sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn.
Ví dụ, bạn có thể tạo dáng giống siêu nhân với hai tay chống hông và đầu ngẩng cao về phía trước. Hãy giữ tư thế này một lát trước khi bạn bước vào phỏng vấn sẽ giúp bạn xuất hiện trước nhà tuyển dụng với sắc thái tự tin và mạnh mẽ hơn.
7. Tận dụng giao tiếp bằng mắt từ lúc đầu buổi phỏng vấn, nhưng đừng cười quá nhiều
Mặc dù không có chứng minh nào về sự liên hệ giữa giao tiếp bằng mắt và sự thông minh hay đáng tin cậy, phần lớn các nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt hơn về bạn nếu bạn có giao tiếp bằng mắt với họ trong vài giây khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Tốt hơn bạn nên có sự giao tiếp bằng mắt trong suốt buổi phỏng vấn.
Tuy nhiên, bạn đừng quá cẩn trọng khi cười. Nghiên cứu đã chỉ ra cười quá nhiều không phải là một cách tốt để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cũng cần nở một nụ cười khi gặp họ và thể hiện nét mặt cho thấy bạn đang cười, nhưng đừng cười quá nhiều, bởi vì trông bạn sẽ không thật với nụ cười ấy.
8. Hãy thẳng thắn nói ra điểm yếu lớn nhất của bạn
Một trong những câu hỏi phỏng vấn được hỏi nhiều nhất là, “Đâu là điểm yếu nhất của bạn?” Bạn không cần đọc những lời khuyên này thì bạn cũng biết không nên nói những điểm yếu làm bạn dễ bị đánh trượt. Mặc dù vậy, bạn cũng nên có một câu trả lời trung thực.
Trong trường hợp bạn không ý thức, câu hỏi điểm yếu lớn nhất thường xuyên được hỏi bởi vì nó chỉ ra rằng liệu bạn có đang nói dối. Ai cũng có điểm yếu. Có thể bạn không trở thành mẫu người tiêu chuẩn như bạn mong muốn. Bạn có thể thừa nhận điều này bằng cách nói, “Không phải lúc nào tôi cũng có thể trở thành mẫu người mà tôi mong muốn, đây là điểm yếu lớn nhất mà tôi chắc chắn sẽ hoàn thiện.”
Sự trung thực sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng hơn những lời nói dối của bạn. Trên thực tế, theo những nhà nghiên cứu của Đại học Kinh doanh Havard, những câu trả lời không phù hợp sẽ là con đường tắt để nhà tuyển dụng quyết định không chọn bạn.
Bạn vẫn đang cố gắng tìm ra chính xác công việc mơ ước của bạn là gì? Hãy dành ra một chút thời gian để phân loại sự ưu tiên và tính chuyên nghiệp cá nhân để đảm bảo bạn chọn đúng công việc phù hợp. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy áp dụng tất cả những lời khuyên tâm lý phỏng vấn ở trên để có nhiều cơ hội thành công hơn!
Theo kyna.vn