Mình đang phải ôn thi rất nhiều kiến thức. Mình đã cố gắng học rất nhiều nhưng khi vừa học xong thì nhớ, nhưng chỉ qua một lúc đã quên hết. Mình rât buồn và lo lắng không biết mình học thế nào cho hiệu quả. Mong chương trình giúp đỡ để mình có thể yên tâm vào kiến thức đã học giúp cho thi cử được tốt hơn. (Đinh Thị Hiền)

Nhiều bạn cứ thường cho rằng mình có trí nhớ kém, “học đâu quên đó” nhưng thật ra, quên cũng là một quá trình tự nhiên và quên nhiều nhất (hơn 50 %) trong vòng 24 giờ đầu tiên khi bạn học bài. Vì thế, điều quan trọng là bạn phải xem lại sách, vở ghi chép sau lần học đầu tiên một hoặc hai ngày. Và trong các tuần sau đó, bạn nên thỉnh thoảng xem lại nhanh những ý chính đó.

Hãy tin tưởng vào trí nhớ của bạn, và quyết tâm nhớ

Ghi nhớ cũng được xem là một kỹ năng, nên bạn hoàn toàn có thể luyện tập và cải thiện nó. Nếu bạn tin vào trí nhớ của mình sẽ giúp bạn ghi nhớ hiệu quả.

Tìm ra một lý do khiến bạn hứng thú khi học bài. Khi bạn vui, chắc chắn bộ não của bạn sẽ dễ dàng tiếp thu thông tin mới.

Không được để “tâm hồn treo ngược cành cây” trong lúc học bài. Nếu bạn không tập trung 100%, chắc chắn bạn sẽ không nhớ được bạn đã học những gì.

Đừng nghĩ bạn sẽ xem lướt qua bài học và “để dành” chúng cho lần ghi nhớ sau. Lúc bắt đầu, bạn nên chọn lọc những thông tin bạn cần ghi nhớ lâu và cách để nhớ lại.

Cách ghi nhớ sự kiện & khái niệm

Đối với mỗi loại thông tin, bạn nên chọn cách tập trung vào khái niệm, mẹo ghi nhớ, trực quan, hoặc học thuộc lòng.

Liên hệ bài học mới với các sự kiện và khái niệm bạn đã biết

Để ghi nhớ từ vựng (tiếng Anh), bạn hãy liên hệ với các từ cùng họ hoặc có nguồn gốc từ tiếng Latin.

Giảng bài/Tìm hiểu bài

Để ghi nhớ lâu và mau thuộc các nội dung phức tạp, bạn nên cố gắng hiểu rõ khái niệm chứ không đơn giản là chỉ ghi nhớ các sự kiện rời rạc.
Có một cách để giúp bạn hiểu bài sâu hơn chính là tìm cách giải thích cho bạn bè hoặc em trai/em gái. Bằng cách giảng giải cho người khác, bạn sẽ đào sâu vào bài học và hiểu rõ hơn về khái niệm.

Học thuộc bằng cách hiểu bài sẽ đòi hỏi bạn tốn nhiều công sức hơn khi học bằng các mẹo, các bài thơ có vần điệu, nhưng hãy nhớ rằng: “có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Phân loại nội dung học

Bộ não con người chỉ có thể lưu giữ bảy loại thông tin trong bộ nhớ tức thời. Vì thế, bạn nên phân loại chúng theo những loại sau đây để giúp bạn nhớ lâu hơn.

Khi bạn nghe giảng hoặc đọc tài liệu, bạn nên lướt qua hoặc dùng kiến thức có trước đó để phân loại, sắp xếp thông tin mới. Cũng như một nhân viên văn phòng cần có một hệ thống để lưu trữ hồ sơ, bạn cũng cần một hệ thống như thế trong bộ não của bạn nếu muốn hiểu và tiếp thu nhanh những gì bạn học được.

Trong lúc ôn bài, bạn cũng nên tóm tắt ý chính của bài học bằng các câu hỏi/những từ khóa bên lề trái .

Phác họa một sơ đồ để tóm lại các ghi chép của bạn.

Học trực quan

Học qua hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ trong bài học
Bạn cũng có thể tự mình vẽ sơ đồ theo cách riêng của bạn

 

Bạn có muốn biết:

Làm sao để học bài nhanh thuộc, nhớ lâu

"Mẹo" học thuộc bài cho HS cuối cấp

 

Kenhtuyensinh

Theo: muctim