Thừa vẫn thừa…

Tại các hiệu sách trên địa bàn TP. Hà Nội xuất hiện nhiều cuốn cẩm nang dưới hình thức giới thiệu thông tin các trường ĐH, CĐ, TCCN, về các ngành đào tạo, khối thi, chỉ tiêu tuyển sinh, tỷ lệ chọi… Được giới thiệu là "tài liệu phục vụ kỳ thi tuyển sinh năm 2011", nhưng số liệu tham khảo trong các "cẩm nang" thậm chí có từ năm 2002, và số liệu mới nhất là năm 2010.

 Hai cuốn sách tìm hiểu về các trường ĐH, CĐ qua những số liệu tuyển sinh (các trường khu vực phía bắc) của một nhóm tác giả, do Nhà xuất bản Thống kê phát hành là một trong những cuốn cẩm nang xuất hiện sớm nhất trên thị trường.

 Tuy nhiên, theo chị Loan - nhân viên bán hàng tại Nhà sách Sư phạm (Cầu Giấy, Hà Nội): "Học sinh đến xem mấy cuốn cẩm nang tương tự rồi thắc mắc là sao số liệu cũ thế, không có số liệu chỉ tiêu năm nay à?... rồi hỏi mua cuốn "Những điều cần biết…" của Bộ GDĐT. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có cuốn này".

 Chủ cửa hiệu sách Minh Tuấn (Số 24 Phạm Văn Đồng, Hà Nội) thì cho biết: "Mặc dù tin tưởng nhiều vào cuốn "Những điều cần biết..." của Bộ GDĐT, nhưng nhiều em vẫn chọn mua vài cuốn "cẩm nang" khác về "nghiên cứu" theo kiểu… thừa còn hơn thiếu".

 Ngoài những đơn vị giáo dục, nhiều đơn vị không chuyên vào mùa tuyển sinh cũng rậm rịch phát hành cẩm nang tuyển sinh, cẩm nang chọn nghề, cẩm nang mềm dưới dạng CD… Thậm chí, một số đơn vị còn phát không, nhưng "kèm" điều kiện thí sinh cắt phiếu ưu tiên tại báo và đến tham dự buổi tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT do cơ quan này tổ chức.

 

Loạn cẩm nang tuyển sinh ĐH, CĐ 2018 - Ảnh 1

hình minh họa - nguồn internet

 Tuy nhiên, theo đánh giá của một số giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác ôn luyện thi ĐH, những cẩm nang như vậy chỉ đọc để tham khảo, học sinh không thể lấy đó là căn cứ chính xác để làm hồ sơ. Thầy Nguyễn Văn Cường - giảng viên Trường Sư phạm Thái Bình chia sẻ: "Cẩm nang nhiều như vậy nhưng đối với học sinh ở vùng nông thôn, để có được những cuốn sách dạng này cũng chẳng dễ dàng gì".

 Thiếu vẫn thiếu…

 Tài liệu này cũng được chúng tôi in sao và dán vào bảng tin trường cho các em có nhu cầu tìm hiểu. Tuy nhiên, số lượng trường nhiều quá và không có tính cô đọng, khúc triết nên trường khó truyền tải đến học sinh". Cũng theo thầy Hồi: "Trường đã đăng ký với Sở mua mấy cuốn “Những điều cần biết...” để các em học sinh trong trường tham khảo, nhưng số lượng ít không thể bao quát hết được. Vì vậy, các em phải tự tìm hiểu thông tin là chính".

 Còn theo thầy Trần Văn Thìn - Hiệu trưởng Trường THPT Lục Ngạn, Bắc Giang: "Đây là thời điểm rất nhạy cảm, thí sinh đang tập trung vào ôn thi, việc các đơn vị thi nhau đưa các tài liệu cẩm nang với nhiều nội dung sẽ làm cho thí sinh hoang mang trong việc lựa chọn. Ngay cả cuốn chính thống của Bộ GDĐT được tập hợp nguồn từ các trường ĐH, CĐ nhiều năm còn bị sai sót, huống gì những tài liệu được ghi là tham khảo từ các báo, đài, phát thanh - truyền hình và internet… Vì vậy thí sinh và phụ huynh cần cân nhắc để lựa chọn tài liệu hợp lý nhất”.

Sở GDĐT Hà Nội vừa yêu cầu các phòng giáo dục quận, huyện thông báo hướng dẫn học sinh mua hồ sơ đăng ký dự thi, tài liệu tuyển sinh tại trường, không mua ở ngoài đề phòng hồ sơ giả."Thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu" đó là nghịch lý có thật về thông tin tuyển sinh cho học sinh nông thôn. Thầy Nguyễn Văn Hồi - Hiệu trưởng Trường THPT Quan Hoá (Thanh Hoá) bày tỏ: "Năm nào cũng vậy, cứ đến gần thời điểm thí sinh làm hồ sơ tuyển sinh là có nhiều đơn vị, trường gọi điện ngỏ ý liên hệ để phát hành tài liệu trực tiếp xuống trường.

 
Thiên Hà - danviet.vn