Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh có thể coi đó là một bản mô tả kinh doanh hiệu quả, giúp phân tích và đưa ra những chiến lược kinh doanh trong một khoảng thời gian. Nó cũng giúp bạn đánh giá được những kết quả đạt được, thấy được tiềm năng doanh nghiệp trong các chiến lược kế tiếp.
Doanh nghiệp luôn cần các bản kế hoạch kinh doanh để nắm bắt tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời nó là một công cụ quản lý của doanh nghiệp giúp đưa ra định hướng chính xác.
Viết một kế hoạch kinh doanh quan trọng như thế nào?
Nếu không viết được một mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn sẽ có cái nhìn sai lệch về quá trình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Một bản kinh doanh hoàn chỉnh và chính xác sẽ giúp bạn định hướng cụ thể các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp,…
Từ đó bạn sẽ đưa ra các phương hướng kinh doanh để thực hiện các mục tiêu, chiến lược trong từng khoảng thời gian chi tiết. Đồng thời, với các start-up, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể sử dụng bản kế hoạch kinh doanh để vay vốn ngân hàng và kêu gọi cơ hội từ các nhà đầu tư.
Viết một kế hoạch kinh doanh cần nắm vững nguyên tắc nào?
Khi xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh cần tham khảo nguyên tắc sau:
Kế hoạch kinh doanh phải gắn liền với mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
Trước khi lên kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải đánh giá được tình hình kinh doanh thực tế, doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp của công ty,… Từ đó, bạn sẽ xây dựng được niềm tin cho nhân viên, có thể theo dõi hoàn thành tiến độ công việc sát thực tế.
Kế hoạch kinh doanh được xây dựng theo thời gian: ngắn hạn và dài hạn. Bạn nên có cả kế hoạch kinh doanh hàng tháng, có thể điều chỉnh và nâng cao kế hoạch kinh doanh theo thực tế hiện tại linh hoạt hơn.
Ngôn từ của kế hoạch kinh doanh cần phải ngắn gọn, không được lan man. Không nên sử dụng ngôn ngữ lạ, từ ngữ địa phương và cường điệu hóa vấn đề là những điều cấm kỵ. Bạn không nên sử dụng nhiều từ ngữ, câu trùng lặp. Bạn phải xem xét, chỉnh sửa từ ngữ, chính tả và ngữ pháp một cách kỹ lưỡng.
Đừng dự tính lợi nhuận quá cao, kế hoạch tài chính không chi tiết sẽ không thấy được mục tiêu không cụ thể. Một kế hoạch đánh giá sai tiềm năng thị trường, viễn cảnh quá lớn sẽ không nắm được các phân phối sản phẩm trên thị trường.
Chú trọng vào phần tóm tắt dự án là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh.
Khi viết một bản kế hoạch kinh doanh cần nổi bật nội dung gì?
Nội dung bản kế hoạch kinh doanh là gì? Bạn cần nổi bật những điều gì trong bản kế hoạch kinh doanh của mình?
Bản thảo kế hoạch kinh doanh phải có kế hoạch thị trường tham gia, chi tiết về khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh. Bạn cần phải xác định mục tiêu sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng tiềm năng. Bạn cần xác định các đặc điểm khách hàng tiềm năng: khách hàng là ai, họ ở nhóm tuổi nào, nghề nghiệp, vị trí cung cấp sản phẩm.
Kế hoạch bản thảo tài chính sẽ được huy động như thế nào? Các khoản nguồn tài lực chi tiêu như thế nào, cân bằng kế toán tài chính thế nào? Bạn cần phải đưa ra bảng cân đối thu chi và có kế hoạch vận động nguồn vốn lưu động.
Tất cả những điểm chính trong bản kế hoạch cần được thể hiện rõ ràng. Các điểm nào cần giải thích thì cần phải được ghi chi tiết, có sơ đồ thực hiện càng tốt.
Cần có các bảng biểu chi tiết để phân tích rõ ràng: dữ liệu thông dụng và dữ liệu chính xác, những lời tuyên bố, nhận xét, nhận định…
Phải có thị trường mục tiêu rõ ràng và mục tiêu thực để nhắm đến khách hàng.
Phân tích đối thủ cạnh tranh một cách nghiêm túc.
Hoạch định một ngân sách tài chính thích hợp để không gây tốn kém cho doanh nghiệp.
Những sai lầm cần tránh khi thực hiện kế hoạch kinh doanh là gì?
Bạn cần tránh những điều sau để có được một bản kế hoạch hoàn chỉnh:
Dự tính lợi nhuận kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh quá cao
Bản kế hoạch tài chính, chiến lược kinh doanh không hoàn chỉnh
Mục tiêu kinh doanh, thị trường, đối thủ không cụ thể
Đánh giá sai các tiềm năng thị trường, khách hàng tiềm năng
Vẽ ra viễn cảnh thị trường, kế hoạch kinh doanh quá lớn
Không hiểu rõ hoạt động kinh doanh, thị trường phân phối
Không trình bày rõ năng lực của chủ doanh nghiệp, của kinh doanh
Theo kyna.vn