Để có được một buổi giảng dạy hiệu quả, Giáo viên không chỉ nắm nội dung chính bài học mà phải lập bảng kế hoạch cụ thể. Sau đây là các bước tổ chức thực hiện hoạt động học trong kế hoạch giảng dạy mà bạn không nên bỏ qua

Các bước lên kế hoạch bài giảng hiệu quả  - Ảnh 1

Bạn đã biết cách tổ chức thực hiện hoạt động dạy học chưa?

1. Xác định các thành phần chính cho buổi dạy học

Trước khi bắt tay vào tổ chức hoạt động dạy học, bạn cần nắm được những yếu tố quan trọng cho buổi giảng dạy, từ đó có thể thiết kế các hoạt động phù hợp. Hầu hết các kế hoạch giảng dạy cần được biên soạn dựa theo 3 yếu tố chính sau đây:

- Mục tiêu học tập của học sinh, sinh viên (Bạn muốn sinh viên của mình học điều gì?)

- Hoạt động dạy và học được tiến hành ra sao?

- Phương pháp kiểm tra mức độ hiểu của học sinh, sinh viên sau buổi học đó

2. Các bước tổ chức thực hiện hoạt động học trong kế hoạch giảng dạy 

Bước 1: Xác định mục tiêu học tập

Bước đầu tiên, bạn cần xác định những gì bạn muốn học sinh, sinh viên học được từ buổi học đó. Xác định đúng mục tiêu sẽ giúp bản kế hoạch đi đúng hướng và buổi học sẽ hiệu quả hơn. Một số câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn lên mục tiêu chính xác hơn:

- Chủ đề buổi học là gì?

- Tôi muốn học sinh, sinh viên học được gì?

- Tôi muốn học sinh, sinh viên hiểu và có thể làm gì sau khi kết thúc buổi học?

- Tôi muốn học sinh, sinh viên đạt được gì từ bài học này?

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến giờ học diễn ra chậm trễ hoặc bị kéo dài khiến bạn không thể giảng dạy hết những nội dung đã soạn, vì thế bạn cần xác định và xếp hạng mức độ quan trọng cho mỗi phần nội dung. Một số câu hỏi sau sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đánh giá nội dung:

- Những khái niệm, ý tưởng hoặc kỹ năng quan trọng nhất mà học sinh, sinh viên cần nắm bắt là gì?

- Tại sao những yếu tố này lại quan trọng đến thế?

- Những yếu tố nào không thể bỏ qua?

- Những kiến thức, yếu tố nào có thể bỏ qua nếu không đủ giờ giảng dạy?

Bước 2: Phát triển nội dung cho phần giới thiệu 

Bắt đầu buổi học với phần giới thiệu sáng tạo và hoạt động khởi động, điều này sẽ giúp học sinh, sinh viên thích thú và tập trung bài học hơn. Vậy bạn nên giới thiệu bài học như thế nào để thu hút học sinh, sinh viên? Thay vì chỉ bắt đầu bài giảng với một vài câu chào hỏi, bạn hãy thử đưa câu chuyện, ví dụ thực tế, tin tức đang được giới trẻ quan tâm hay một video ngắn. 

Bước 3: Lên kế hoạch cho các hoạt động dạy học cụ thể 

Sau khi giới thiệu, bạn sẽ bắt đầu vào nội dung chính của buổi học. Thêm một vài ví dụ thực tế, hình ảnh, video liên quan đến nội dung mỗi phần là điểm cộng giúp kích thích sự hứng thú và tập trung của học sinh, sinh viên. Đồng thời, đừng quên ước tính thời gian cụ thể cho từng phần để tránh việc không thể hoàn thành những nội dung quan trọng của bài học. 

Sau đây là một số câu hỏi giúp quá trình thiết kế bài giảng của bạn trở nên đầy đủ và tốt hơn:

- Giải thích chủ đề như thế nào?

- Cách dẫn dắt từng kiến thức tuần tự ra sao?

- Những cách nào để minh họa chủ đề dễ hiểu hơn?

- Làm thế nào để thu hút sự chú ý của học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học?

- Những hoạt động có thể diễn ra trong buổi học bên cạnh việc giảng bài?

- Một số ví dụ hoặc tình huống thực tế có liên quan đến chủ đề?

- Có thể làm gì để giúp các em hiểu rõ hơn về chủ đề, bài học này?

Ở bước lập kế hoạch giảng dạy này, chủ yếu dựa vào chuyên môn, nghiệp vụ và sự nghiên cứu bài học của giáo viên. Để có thể phát triển nội dung giảng dạy tốt, nên tham khảo thêm một số cách giảng bài hiệu quả. Và học thêm kỹ năng giao tiếp, ứng xử thu hút để học sinh, sinh viên chú ý hơn trong lớp học.

Bước 4: Kế hoạch kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết của học sinh, sinh viên

Để một buổi học diễn ra thành công không chỉ dựa vào lượng kiến thức bạn truyền tải cho các học sinh, sinh viên mà còn được đánh giá qua  sự hiểu biết của người học sau mỗi bài giảng. Thay vì chỉ kiểm tra vào cuối buổi học hoặc đầu buổi học kế tiếp, hãy đặt những câu hỏi vào cuối mỗi nội dung chính. Cách này không chỉ giúp học sinh, sinh viên tập trung bài học mà còn giúp Giáo viên nắm được liệu người học đã nắm được những kiến thức đó chưa. 

Một chiến lược quan trọng cũng sẽ giúp bạn quản lý thời gian là dự đoán các câu hỏi của sinh viên. Khi lập kế hoạch cho bài giảng của bạn, hãy quyết định loại câu hỏi nào sẽ hữu ích cho cuộc thảo luận và câu hỏi nào có thể bỏ qua trên lớp học. Suy nghĩ và quyết định sự cân bằng giữa việc bao quát nội dung (hoàn thành mục tiêu học tập của bạn) và đảm bảo rằng sinh viên hiểu. 

Bước 5: Xây dựng kết luận 

Đừng chỉ kết thúc buổi học bằng một lời chào tạm biệt mà hãy tổng kết lại những nội dung chính một lần nữa. Việc này giúp học sinh, sinh viên dễ dàng hơn trong việc ôn tập kiến thức ở nhà.

Bạn có thể xây dựng kết luận theo một số cách như sau:

- Tự nêu ra những điểm chính và tổng kết lại.

- Yêu cầu một học sinh, sinh viên hệ thống lại nội dung bài học cho cả lớp.

- Cho các em hệ thống nội dung kiến thức trên một bảng hoặc giấy.

Bước 6: Tạo một dòng thời gian thực tế

Để thực hiện bảng kế hoạch thành công, Giáo viên cần tạo dòng thời gian thực tế để tránh trường hợp thời lượng bài học quá ngắn hoặc quá dài. Dòng thời gian thực tế sẽ giúp bạn linh hoạt và sẵn sàng thay đổi khi gặp những tình huống không lường trước.

Một số chiến lược giúp bạn tạo một dòng thời gian:

  • Ước tính mỗi hoạt động sẽ mất bao nhiêu thời gian. Thời gian dùng cho từng hoạt động như vậy là hợp lý chưa?
  • Có cần thêm thời gian cho hoạt động để giảng dạy hiệu quả hơn không?
  • Chừa ra một vài phút cuối để tổng kết lại bài học.
  • Những hoạt động bổ sung dành cho học sinh, sinh viên. Thời lượng dành cho những hoạt động này.
  • Tự tạo ra một buổi học trong đầu để xem thời gian ước tính như vậy đã hiệu quả chưa.
  • Thực hành trên lớp học và điều chỉnh nếu dòng thời gian chưa phù hợp.

Lập kế hoạch có dòng thời gian nhằm giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về cả buổi học. Những phải nhớ luôn linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch của bạn. Hãy tập trung vào những hoạt động giảng dạy hiệu quả thay vì bám sát kế hoạch ban đầu.

Sinh viên mới ra trường mức lương bao nhiêu là hợp lý ?

3 lý do khiến nhiều người trẻ lựa chọn khởi nghiệp dù con đường đầy rủi ro?

Khánh Như - Kênh Tuyển Sinh