Tình trạng lạm thu đầu năm học mới luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu. Đây cũng đang là vấn đề được Bộ GD&ĐT quan tâm trọng điểm trong năm học 2018 - 2019.

Nhà trường, giáo viên và phụ huynh thích lớp chọn là do đâu?

Tổ chức 2 kỳ thi THPT Quốc gia trong 1 năm, nên hay không?

Vừa qua, Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - cho hay hiệu trưởng trường Nguyễn Văn Tố (Lê Chân, Hải Phòng) đã kêu gọi tiền sửa chữa sai quy định. Vấn đề này đang được phụ huynh khu vực Hải Phòng chia sẻ trên mạng xã hội làm nhiều người bức xúc.

Chia sẻ với báo chí, ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT - đã làm rõ về câu chuyện lạm thu, đề tài luôn nóng mỗi dịp đầu năm học.

Xã hội hóa cào bằng gây bức xúc trong xã hội

Mạng xã hội gần đây xôn xao bức thư do hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Văn Tố (Lê Chân, Hải Phòng) ký. Trong bức thư này, nhà trường đưa ra kế hoạch bổ sung trang thiết bị giảng dạy, học tập với tổng số tiền lên đến 971 triệu đồng. Một phụ huynh kêu cứu, mỗi năm lớp 1 cần mua bàn ghế cho các cháu, tiền bàn ghế cho 45 cháu tổng 55 triệu đồng, chia đều  cho mỗi người 1,3 triệu đồng.

Ông Trần Tú Khánh chia sẻ: "Lạm thu trong trường học mỗi dịp đầu năm học mới là vấn đề không phải mới, năm nào cũng ta cũng bàn đến, mặc dù các cơ quan chức năng đã vào cuộc, kiểm tra và kỷ luật."

Từ câu chuyện kêu gọi sửa chữa cơ sở, nhưng làm không đúng như Hải Phòng cho thấy tư duy, cách thức thu và quản lý tài chính huy động từ nguồn xã hội hóa vẫn trong tình trạng nhà trường áp đặt, cào bằng với phụ huynh, các nhà tài trợ.

Lạm thu đầu năm học mới:

Thực tế, nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt và thực sự muốn cùng nhà trường nâng cao chất lượng dạy - học cho các con. Nhưng bên cạnh có vẫn còn rất nhiều phụ huynh khó khăn về kinh tế. Huy động xã hội hóa kiểu cào bằng sẽ gây ra bức xúc cho người nộp, dù tinh thần thu là tự nguyện.

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục là chính đáng và cần thiết. Đặc biệt trong xu thế hội nhập và bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra.

Tuy nhiên, chúng ta đang gặp phải vấn đề khá nghiêm trọng đó là chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về xã hội hóa trong giáo dục. Điều này dẫn đến cách thức triển khai không phù hợp khi kêu gọi xã hội hóa, tài trợ với cơ sở giáo dục.

Văn bản 1029 Bộ GD&ĐT gửi tất cả địa phương, trong đó có nhiều nội dung. Thứ nhất là ổn định giá cả thị trường đối với ngành GD&ĐT, như giá sách giáo khoa, thiết bị trường học. Bên cạnh đó, việc tăng học phí cũng là vấn đề cần xem xét, cân nhắc, ban hành mức học phí đầu năm học phù hợp.

Đặc biệt, trong đó có nội dung chấn chỉnh tình trạng lạm thu, yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ, từ kế hoạch năm học, kế hoạch kêu gọi, tài trợ, xã hội hóa. Văn bản này đã gửi đến các địa phương và nhiều địa phương đã triển khai.

Bộ cũng có hướng dẫn công tác thanh kiểm tra với việc triển khai các kế hoạch đào tạo trong năm. Đặc biệt thanh kiểm tra với lạm thu, giao cho các Sở GD&ĐT phải triển khai để phát hiện kịp thời những hiện tượng lợi dụng hội cha mẹ học sinh, lợi dụng xã hội hóa hoặc lợi dụng thông tư 29 để triển khai thu gây bất bình. 

Bộ GD&ĐT cũng đang lấy ý kiến để rà soát, sửa đổi Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Năm học 2017-2018, Bộ GD&ĐT đã chủ động chỉ đạo các vụ cục chức năng liên quan rà soát để sửa đổi 2 thông tư. Trong đó, thông tư 55 sửa đổi để tránh tình trạng các cơ sở giáo dục, địa phương mượn danh nghĩa hội cha mẹ học sinh để thu các khoản thu không đúng quy định.

Thông tư 55 quy định rõ những gì hội cha mẹ học sinh được làm, những gì không được làm. Chẳng hạn, hội cha mẹ học sinh chỉ thu những khoản thu phục vụ cho hoạt động, không thu các khoản quyên góp, tài trợ các việc để chi các chi phí quản lý, xây dựng cơ sở vật chất trong trường học.

Điều này, trong hội cha mẹ học sinh nhiều người cũng chưa nắm được, hoặc hiểu chưa rõ về trách nhiệm quyền hạn của mình.

Bên cạnh thông tư 55, thông tư 29 cũng đang tiến hành sửa đổi để giải quyết những vấn đề kêu gọi, cho biếu, tặng, tài trợ... Bộ GD&ĐT đã lấy ý kiến của địa phương, Sở GD&ĐT và đặc biệt ý kiến các chuyên gia để sửa đổi nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục huy động một cách thuận lợi nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao để nâng cao chất lượng, đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất trong giai đoạn hiện nay.

Từng khởi tố người đứng đầu trường về lạm thu

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đang thực hiện việc phân cấp tài chính trong ngành Giáo dục theo Luật Ngân sách và đặc biệt theo Nghị định 115 về phân cấp quản lý.

Đối với cấp Bộ thì quản lý các trường đại học trực thuộc; còn phân cấp cho địa phương, UBND tỉnh quản lý từ cấp cao đẳng, trung cấp và phổ thông trở xuống.

Theo quy định ngân sách, hàng năm, các đơn vị xây dựng kế hoạch và tổng hợp lên cơ quan cấp trên, Sở Tài chính sẽ là đơn vị tổng hợp các nhu cầu về tài chính, trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh để cân đối, sau đó gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Quốc hội xem xét, cân đối và phân bổ.

Để đảm bảo công bằng về đầu tư cơ sở vật chất giữa các vùng miền, cần cân đối về tài chính giáo dục. Trong phân cấp tài chính có Quyết định 46 của Thủ tướng Chính phủ, quy định rõ trong việc ưu tiên cân đối ngân sách cho giáo dục; phân bổ lương và các khoản theo lương phải đạt khoảng 82%, còn các khoản chuyên môn, nghiệp vụ và các khoản chi hành chính khoảng 18%.

Lạm thu đầu năm học mới:

Đối với giáo dục, Quốc hội có Nghị quyết 37 về việc chi cho ngân sách giáo dục hàng năm không thấp hơn 20% tổng chi của cả nước. Đây cũng là sự quan tâm của Đảng nhà nước đối với giáo dục.

Hiện nay, theo phân cấp của nhà nước, nguồn lực đầu tư cho GDPT do địa phương quản lý, Bộ GD&ĐT có 75 đơn vị trực thuộc và chỉ quản lý bình quân khoảng 3% trong số 20% ngân sách dành cho giáo dục.

20% ngân sách nhà nước là con số không hề nhỏ, nhưng so với nhu cầu thực tế thì nguồn lực này vẫn còn hạn chế. Do đó, việc phân bổ ngân sách, đặc biệt cân đối, huy động các nguồn lực vào cuộc để nâng cao điều kiện cơ sở vật chất trường lớp học là rất cần thiết.

Theo phân cấp quản lý, đúng là người đứng đầu cơ sở giáo dục địa phương, đặc biệt là Sở GĐ&DT phải gánh một phần trách nhiệm. Tuy nhiên, năm học 2017-2018, Bộ cũng cùng với các địa phương và cơ quan thanh kiểm tra, xử lý quyết liệt; đã có những trường hợp đau lòng như kỷ luật và khởi tố người đứng đầu trường.

Ở đây, trách nhiệm lớn nhất là của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu.

Còn liên quan đến Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong thông tư 55 đã nói rất rõ: Ban đại diện cha mẹ học sinh có quyền từ chối những gợi ý, kêu gọi các khoản đóng góp không phù hợp. Nếu nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh hiểu, nắm rõ quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của mình để thực hiện đúng và có sự chia sẻ với những phụ huynh khác thì sẽ không để xảy ra tình trạng lạm thu được.

Theo tin tổng hợp - Kênh tuyển sinh

Hiệu trưởng THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm lập chứng từ khống, rút ruột ngân sách

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu cho học sinh lớp 1 lên tầng cao vì chưa có đóng góp