Có rất nhiều cách để bạn có thể phát triển kỹ năng quản lý của mình ngoài vai trò giám sát. Hãy cùng tham khảo những bí quyết dưới đây để nâng cao trình độ quản lý.
Làm thế nào để phát huy thế mạnh quản lý của mình?
1. Làm quen với việc thiết lập ngân sách
Thiết lập ngân sách là công việc quan trọng của hầu hết các vị trí quản lý, vì vậy bạn nên làm quen với các giao thức tài chính và kế toán. Bạn có thể tham gia một khóa học để tìm hiểu về các công cụ lập ngân sách, thuật ngữ kế toán và cách thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, chẳng hạn như tính toán lợi tức đầu tư (ROI) hoặc thực hiện phân tích chi phí - lợi ích. Khi bạn đã có được kiến thức cần thiết, bạn có thể thử sử dụng các kỹ năng mới của mình bằng cách tạo ngân sách cá nhân.
Ngoài ra, bạn có thể hỏi cấp trên của mình xem bạn có thể đảm nhận việc tạo và quản lý ngân sách tại nơi làm việc hay không. Bên cạnh việc cho bạn thực hành, người quản lý của bạn có thể sẽ bị ấn tượng bởi việc đề nghị cho bạn đảm nhiệm thêm nhiều trọng trách hơn.
2. Xây dựng kỹ năng quản lý xung đột
Các nhà quản lý thường chịu trách nhiệm giải quyết xung đột ở nơi làm việc, đó là lý do tại sao bạn nên xây dựng khả năng giải quyết khi tiếp xúc với những loại tình huống này. Cho dù bạn đọc sách hay tham gia một khóa học, học cách giải quyết xung đột theo một cách tích cực là chìa khóa để trang bị cho mình các chiến lược quản lý xung đột hiệu quả. Chắc chắn sẽ có những cơ hội, cả về chuyên môn và cá nhân, mà bạn phải xử lý một vấn đề nhạy cảm, đưa ra phản hồi khó khăn cho ai đó hoặc giải quyết xung đột.
Những kinh nghiệm này cung cấp cho bạn các ví dụ cụ thể thể hiện kinh nghiệm quản lý của bạn, mà sau đó bạn có thể sử dụng để gây ấn tượng trong các buổi phỏng vấn sau này.
3. Tham gia các buổi phỏng vấn
Phỏng vấn là một trách nhiệm thường thuộc về những người ở vị trí quản lý, vì vậy xây dựng kỹ năng này là một cách tuyệt vời để phát triển kinh nghiệm quản lý của bạn. Là một nhà quản lý, bạn phải có khả năng sàng lọc, phỏng vấn và sau đó chọn những ứng viên lý tưởng cho các vị trí cụ thể. Tìm hiểu các chiến lược để xây dựng mối quan hệ nhanh chóng, phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực của bạn và thực hành xây dựng danh sách các câu hỏi phỏng vấn hiệu quả. Nếu tổ chức bạn làm việc sử dụng các nhóm tuyển dụng hoặc ủy ban tuyển chọn khi phỏng vấn các ứng viên việc làm, hãy tình nguyện giúp đỡ và tham gia vào các nhóm đó.
4. Phát triển kỹ năng cố vấn, huấn luyện và đào tạo
Ngoài việc xây dựng các đội tuyệt vời, các nhà quản lý cũng thường chịu trách nhiệm phát triển họ. Để đạt được điều này, họ tập trung vào việc giới thiệu, đào tạo, huấn luyện và đôi khi là cố vấn cho nhân viên. Bạn cần phải đặc biệt ở một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như công việc của bạn hoặc một kỹ năng cụ thể, để đào tạo người khác. Khi bạn đã làm chủ các kiến thức chuyên môn của mình trong một lĩnh vực hoặc vai trò, bạn có thể đề nghị đào tạo đồng nghiệp của mình hoặc thậm chí tạo ra một chương trình đào tạo.
Ngoài việc cần phải giỏi những gì bạn đang dạy, bạn cũng phải biết cách chia sẻ kiến thức của mình với người khác một cách hiệu quả. Một trong những cách tốt nhất để học cách giảng dạy là thông qua luyện tập, vì vậy hãy cân nhắc việc dạy kèm cho ai đó hoặc tình nguyện làm cố vấn trong cộng đồng của bạn.
5. Quản lý một dự án
Quản lý dự án đòi hỏi nhiều kỹ năng giống như một vị trí quản lý, đó là lý do tại sao đây là một cách tuyệt vời để có được một số kinh nghiệm giám sát. Tình nguyện tham gia các nhóm dự án tại nơi làm việc, ngay cả các dự án nhỏ, để có được cái nhìn sâu sắc về cách một dự án hiệu quả nên vận hành. Sau khi bạn đã thể hiện rằng bạn là một thành viên có trách nhiệm và đáng tin cậy trong nhóm, hãy tình nguyện đảm nhận một dự án của riêng bạn. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng quản lý dự án, bạn có thể tìm hiểu qua sách, tham gia một khóa học hoặc nhờ sự giúp đỡ từ những người quản lý dự án khác.
> Những sai lầm bạn nên tránh khi tìm việc trên Linkeln
> Bạn đang "tìm việc" hay "xin việc"?
Theo Indeed