Giai đoạn chuẩn bị
Nội dung: Bạn nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về chủ đề, đề tài của bạn, và phát triển thành các ý tưởng.
Cách tổ chức bài diễn thuyết: Sắp xếp các ý tưởng của bạn vào các phần mở bài, thân bài, kết luận một cách logic.
Thẻ ghi chú: Làm các tấm cards ghi chú những ý chính sẽ nói trong bài diễn văn. Nhớ là chỉ ghi những ý chính một cách ngắn gọn thôi nhé. Chúng sẽ giúp bạn nhớ lại nhanh chóng các ý chính mà không cần phải đọc nhiều.
Kỹ năng mềm: Những kỹ năng giúp bạn làm chủ buổi thuyết trình
Thực hành: Muốn thuyết trình thành công và hiệu quả còn đòi hỏi bạn cần phải thực tập nhiều lần trước ngày thuyết trình.a. Phong thái tự nhiên: Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
- Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt.
- Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình.
- Sự rõ ràng: phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khán giả của bạn.
Ngôn ngữ cử chỉ̉ được thể hiện trong bài thuyết trình chuyên nghiệp:
- Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.
- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả.
Phương tiện trợ giúp (visual aid): Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị… Các phương tiện nhìn nên:
- Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ.
- Được đặt tại vị trí dễ nhìn.
- Đơn giản và dễ hiểu.
Bí quyết thuyết trình hiệu quả: Làm chủ buổi thuyết trình
Ấn tượng từ 30 giây đầu
Thuyết trình là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết trong công việc, nhưng phần đông mọi người lại sợ điều đó. Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về nỗi sợ hãi của con người và đưa ra kết quả: 41% người Mỹ sợ nói trước đám đông. Để giúp SV vượt qua nỗi sợ hãi này và có được những kỹ năng mềm cần thiết, Học viện Bưu chính viễn thông đã tổ chức chương trình giao lưu “Kỹ năng thuyết trình hiệu quả” vào cuối tháng 5 vừa qua. Hàng trăm SV Học viện và ĐH Luật, ĐH Dược... đã được khách mời của chương trình - ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Cty CP sách Thái Hà – truyền đạt những kỹ năng thuyết trình hiệu quả từ kinh nghiệm của bản thân. Xem những bài viết hay nhất về kỹ năng thuyết trình hiệu quả tại đây
Ông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Các bạn cần nhớ rằng mình đang thuyết trình chứ không phải đọc bài thuyết trình. Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, chỉ trong 30 giây đầu, bạn sẽ phải gây ấn tượng để thu hút người nghe. Vì vậy, tùy thuộc chủ đề và khán giả, hãy chọn cách vào đề phù hợp: Gây shock, gây cười, gây tò mò...”. Lời khuyên là hãy gây tò mò, khiến người nghe luôn háo hức muốn biết điều gì tiếp theo. Điều đó sẽ đảm bảo thành công cho bài thuyết trình của bạn.
Làm chủ buổi thuyết trình
Để tự tin thuyết trình, cần chuẩn bị tốt, hiểu thật rõ chủ đề, nội dung để có thể làm chủ buổi thuyết trình. Bài thuyết trình là hội tụ của lời nói, hình ảnh và âm thanh. Đồng thời, những ví dụ minh họa, những trích dẫn cụ thể sẽ tăng thêm sức thuyết phục cho bài thuyết trình. Nhiều bạn SV đặt câu hỏi: Sẽ phải làm gì khi “hăng” lên mà bỏ sót ý trong khi thuyết trình?
Giải đáp câu hỏi này, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Việc bỏ sót ý thường xuyên xảy ra, nếu trót bỏ sót ý thì đừng lúng túng và quay lại mà hãy tiếp tục trình bày vấn đề của mình. Hãy luôn hiểu rằng người nghe luôn ủng hộ bạn, họ muốn học hỏi, vì vậy đừng e dè người nghe. “Bí quyết để thuyết trình hiệu quả là hãy là chính mình, đừng bắt chước diễn giả nào khác, hãy thật tự nhiên và thường xuyên giao tiếp với khán giả. Và điều quan trọng nhất là hãy thuyết trình bằng cả trái tim mình” - ông Hùng chia sẻ.
Theo Langmaster