Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại trong kinh doanh - Ảnh 1: Khoá học Kỹ năng giao tiếp - Học kỹ năng thuyết trình

Hiểu về những chuẩn mực trong kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

Ngày nay việc giao tiếp qua điện thoại đã trở thành hoạt động phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta phải biết kỹ năng giao tiếp qua điện thoại cơ bản để có thể nói chuyện với gia đình, bạn bè, với đối tác kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận khách hàng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đối với người quen thì việc giao tiếp trò chuyện qua điện thoại có thể thoải mái. Nhưng trong kinh doanh thì kỹ năng giao tiếp qua điện thoại đóng vai trò quan trọng trong việc bạn có kiếm được khách hàng hay không.

Kỹ năng giao tiếp khi nhận điện thoại

Bạn có biết rằng mặc dù giao tiếp qua điện thoại, ngăn cách bởi một khoảng cách địa lý giữa người nói và người nghe nhưng những gì bạn thể hiện từ cảm xúc, giọng nói, thái độ tiếp nhận và trả lời đều truyền tín hiệu tới người gọi điện thoại hay không? Chính vì thế để tạo ra một cuộc giao tiếp mang lại hiệu quả tích cực, bạn nên nắm một số kỹ năng nhỏ nhưng rất hữu ích như sau:

Đừng để chuông đổ quá 3 lần khi bạn ở ngay đó. Nhấc máy ngay ở lần thứ 2 hoặc thứ 3 thể hiện bạn là người luôn chú trọng công việc, tôn trọng người gọi. Thái độ của bạn sẽ khiến người gọi cảm nhận được và quyết định có muốn trò chuyện với bạn nữa hay là nói vài ba câu và nhanh chóng cúp máy. Hãy nhấc máy với một tinh thần tích cực, thái độ niềm nở, mỉm cười và xưng tên mình hoặc tên công ty cho đối phương biết rõ. Có lẽ nhiều người không để ý một điều lý thú rằng nụ cười của bạn sẽ khiến người bên kia cảm nhận được và tạo ra một tín hiệu tích cực cho cuộc giao tiếp.

Kỹ năng giao tiếp qua điên thoại phải được trainning rất kỹ với nhân viên chăm sóc khách hàng, hay nhân viên tiếp nhận điện thoại khách hàng trong công ty. Thái độ của người nhận điện thoại sẽ quyết định việc khách hàng có muốn tiếp tục làm việc với bạn hay là đặt hàng nữa không và thành hay bại của công ty cũng bắt đầu từ đó.

Trong khi lắng nghe điện thoại, đừng để người gọi độc thoại trong khi bạn chỉ im lặng lắng nghe. Hãy tích cực lắng nghe một cách có nghệ thuật. thỉnh thoảng thêm vào những từ đệm giống như “ Vâng, tôi hiểu..” “ Ồ, như vậy sao..” , ky nang mem “ Dạ..” . Lắng nghe và phản hồi lại người gọi bằng cách đặt những câu hỏi mở rộng vấn đề họ muốn nói. Với khách hàng thì bạn có thể đặt thêm những câu hỏi khai thác để khách hàng hiểu về sản phẩm dịch của bạn đồng thời bạn cũng nắm được họ cần gì để bạn cung cấp một cách đầy đủ chính xác nhất.

Sử dụng giọng điệu từ tốn, vừa phải không nói qua to hay thì thầm. Với người Việt Nam việc xưng hô với khách hàng bằng em và anh ( chị) dường như khá hiệu quả, thể hiện được sự tôn trọng khác hàng. Nếu bạn là người đứng tuổi có thể xưng danh với khác hàng hoặc người gọi đến là bạn và ( mình). Kết thúc cuộc nói chuyện, tổng hợp lại những gì đã nói để hai bên cùng thống nhất nếu là cuộc gọi về công việc. Với khác hàng, bạn có thể xin thông tin liên lạc để tiện gọi lại chăm sóc. Cuối cùng hãy cảm ơn khách hàng vì họ đã gọi cho bạn.

Kỹ năng giao tiếp khi bạn là người gọi

Khi bạn phải gọi điện thoại tới người lạ, là đối tác kinh doanh, hay khác hàng tiềm năng. Hãy nhanh chóng giới thiệu danh tính và mục đích cuộc gọi. Hỏi người nhận liệu mình có thể tiếp tục cuộc điện thoại vào lúc này hay không?

VD: “Dạ chào anh A, em gọi điện từ công ty B muốn trao đổi với anh một số vấn đề C. Em có thể xin phép anh vài phút để trao đổi được không ạ…” Nếu người nghe đang bận bạn có thể xin thời gian tiện nhất có thể gọi lại.

Nếu được phép tiếp tục cuộc điện thoại hãy đi vào vấn đề chính mà bạn cần nói. Đây là bước yêu cầu bạn phải chuẩn bị trước những vấn đề cần trao đổi, tránh lan man mất thì giờ của khách hàng mà bạn cũng không đạt được mục đích. Một điểm cần lưu ý khi gọi điện thoại chính là giờ giấc. Có những khoảng thời gian như giở nghỉ trưa, giờ đi ngủ buổi tối là lúc không nên gọi điện thoại cho dù là người thân quen nhất. Vào thời gian này, người tiếp nhận thường có xu hướng khó chịu vì bị làm phiền không đúng lúc. Hãy ghi nhớ điều này.

Để giao tiếp thành công hãy luôn điều chỉnh giọng nói ở mức vừa nghe, quan trọng hơn hết chính là thái độ cởi mở nhiệt tình trong giao tiếp. Trên đây là những kỹ năng giao tiếp qua điện thoại sẽ giúp bạn phần nào cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình. Quan trọng hơn hết bạn vẫn phải thực hành thường xuyên mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

6 Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại bạn nên biết

Cách nói chuyện qua điện thoại với khách hàng cũng quan trọng như cách nói chuyện trực tiếp mặt đối mặt. Trau dồi kỹ năng giao tiếp qua điện thoại để xây dựng mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn bằng những kỹ năng cơ bản sau đây.

1. Bắt đầu với sự nhiệt tình. Cố gắng truyền đạt sự nhiệt tình từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc cuộc gọi, chú tâm vào nội dung bạn đang nói. Bạn không cần thể hiện sự sôi nổi một cách thái quá. Chỉ cần duy trì một thái độ quả quyết. Đó là cách làm thu hút người nghe.

2. Luôn luôn cười. Thậm chí bạn nghĩ rằng đây chỉ là một cuộc trò chuyện gián tiếp qua điện thoại, thì không cần thiết thể hiện nụ cười vì họ không nhìn thấy được, bạn đã lầm. Họ có thể cảm nhận được vẻ mặt tươi cười từ bạn qua giọng điệu. Có những chuyên gia lão luyện trong việc giao tiếp với khách hàng qua điện thoại đã khuyên rằng, nên đặt một chiếc gương trên bàn làm việc của bạn để nhắc nhở bạn lúc bạn quên cười khi giao tiếp với khách hàng. Đối với những người làm việc với khách hàng qua điện thoại cả ngày, thì việc đặt một chiếc gương soi trên bàn làm việc không phải là một ý tưởng tồi.

3. Hãy nói “Hello” ( hoặc good morning, good afternoon, …). Có một lời chào thân mật để mở đầu cuộc trò chuyện dễ dàng hơn. Đừng để họ cảm thấy có sự ngắt quãng trong cuộc giao tiếp qua điện thoại.

4. Nói “Tạm biệt” để có một kết thúc tốt đẹp. Trong khoảnh khắc, hãy nói lời tạm biệt trước khi gác điện thoại. Đợi một vài giây để bạn cũng được trông chờ vào lời nói tạm biệt của đối phương. Đừng để khách hàng gởi lời tạm biệt đến bạn bằng lời chúc “một ngày làm việc hiệu quả” mà chỉ nghe tiếng cúp máy của bạn. Đừng làm điều đó với khách hàng của bạn. Hãy để khách hàng gác máy xuống trước.

5. Không được dùng những thuật ngữ, biệt ngữ riêng của công ty bạn vào cuộc đối thoại với khách hàng, họ sẽ không hiểu và cảm thấy không dễ chịu nếu bạn nói những từ làm cho họ phải tốn thời gian để suy nghĩ và không tập trung vào cuộc trò chuyện. Họ sẽ không biết tiếp tục đáp lại những gì bạn nói như thế nào nữa bởi họ không hiểu những gì bạn nói. Hoặc là họ sẽ nản chí và trở nên mất kiên nhẫn.

6. Đừng thể hiện sự giận dữ, đặc biệt đối với khách hàng. Luôn duy trì sự điềm tĩnh ngay cả những phút làm bạn căng thẳng nhất. Nếu khách hàng phàn nàn và tức giận hãy để cho họ bộc lộ điều đó. Hầu như họ đều thích họ không phải là một kẻ điên rồ. Hãy hỏi họ một số câu hỏi thể hiện sự quan tâm của bạn. Đừng làm tăng thêm sự tức giận của họ. Bạn có thể yêu cầu họ nhắc lại vấn đề để chắc chắn bạn hiểu hơn và chú ý lắng nghe.



Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử

- Đã bao nhiêu lần Bạn bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt đẹp lẽ ra Bạn xứng đáng có được chỉ vì Bạn không thuyết phục được những người rất sẵn sàng trao cho Bạn các cơ hội ấy?

- Đã bao nhiêu lần Bạn gây ra nhiều điều không hay chỉ vì không biết cách ăn nói cho lọt tai sếp, đồng nghiệp, bạn bè, vợ chồng, con cái, cha mẹ Bạn?

- Đã bao nhiêu lần những điều tốt đẹp Bạn làm lại không được ghi nhận, không được ai biết đến, không được ai lưu tâm, không được ai đón nhận?

Bạn đã đánh mất, đã để trôi tuột quá nhiều cơ hội cùng biết bao điều tốt đẹp khác trong cuộc sống và trong công việc, mà lẽ ra nếu nhờ chúng, có thể Bạn đang ngồi trên đỉnh thành công từ bao giờ rồi – chỉ vì một nguyên do hoàn toàn có thể khắc phục được, đó chính là Kỹ năng giao tiếp thông minh.

Bất kể Bạn là ai, làm gì, theo đuổi mục tiêu nào… thì khả năng giao tiếp tốt và truyền được cảm hứng cho người nghe vẫn là một kỹ năng hàng đầu không gì thay thế nổi, tạo lợi thế rất lớn trong công việc cũng như cuộc sống của bạn. Click để tham gia khoá học Kỹ năng giao tiếp ứng xử của GV Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu: