Cảm giác sợ hãi có thể sinh ra ngay khi chúng ta cố gắng tìm ra điều chúng ta cần nói và chính nó khiến cho tâm trí chúng ta trở nên hỗn loạn, không biết phải nói gì tiếp theo.
Vậy chính xác thì chuyện gì đang xảy ra? Thực ra có một tình huống chung hay xảy ra khi bạn nói chuyện với một người khác hay một nhóm người mà không có điểm gì tương đồng. Nếu giữa hai phía không có điểm chung thì sẽ rất khó để giữ cho cuộc trò chuyện kéo dài một cách trôi chảy. Bởi vì chúng ta không thực sự tự tin vào những điều chúng ta đang nói.
Những kỹ năng được đề cập dưới đây chắc chắn sẽ là “bí kíp” dắt lưng cho bạn trong mọi tình huống. Chúng không chỉ giúp bạn dễ giao tiếp hơn, kết bạn dễ hơn mà chúng còn là những kỹ năng hết sức cần thiết cho công việc của bạn sau này.
Mục đích của bạn là “sự thú vị”?
Đừng bận tâm đến việc những điều bạn sắp nói có đúng hay không chỉ cần nói những gì bạn nghĩ.
Nhiều người tin rằng để xây dựng một mối quan hệ thành công, bạn phải chinh phục họ bằng khiếu hài hước và một cuộc trò chuyện thật thú vị. Thực tế thì nó không đúng trong mọi trường hợp. Không phải lúc nào sự tương tác tốt cũng khiến cho cuộc trò chuyện trở nên ý nghĩa. Đừng bận tâm đến việc những điều bạn sắp nói có đúng hay không chỉ cần nói những gì bạn nghĩ.
Thông thường, mọi người sẽ chẳng nhớ những gì họ đã nói và đã nghe thấy trong một cuộc trò chuyện bất kỳ, kể cả khi bạn cố tạo ấn tượng thì nó cũng sẽ bị “lãng quên” theo thời gian mà thôi. Vì thế, hãy nói những gì bạn muốn. Dù có thế nào cứ sống thật với bản thân bạn vẫn hơn mà. Đúng không nào?
Hãy để người khác được nói về bản thân mình bằng cách đưa ra những câu hỏi phù hợp.
Ai cũng thích được nói về bản thân mình. Không phải vì họ tự cao mà vì đây là chủ đề an toàn nhất. Do vậy thay vì bối rối không biết phải nói gì, hãy đưa ra những câu hỏi phù hợp. Chúng sẽ giúp bạn hiểu thêm về đối phương và cũng khiến cho đối phương quan tâm đến bạn hơn. Chẳng hạn, nếu bạn thấy họ đang mệt mỏi hãy hỏi xem chuyện gì đã xảy ra với họ. Hay nếu họ gặp cũng một vấn đề mà bạn cũng đã từng gặp phải, hãy chia sẻ một vài giải pháp mà bạn cảm thấy hữu ích.
Thay vì đặt câu hỏi có/ không hãy hỏi những câu hỏi mở.
(“Câu hỏi có không”-loại câu hỏi mà người nghe có thể trả lời ngắn gọn có hoặc không, ví dụ “cậu ăn cơm chưa? ” hay “cậu có biết anh ta không? ”…)
Những câu hỏi mở sẽ giúp bạn tìm hiểu đối phương một cách sâu sắc và tinh tế hơn nhiều. Ví dụ nhé: “cậu thấy thế nào khi gặp một anh chàng đẹp trai? “ , “cậu nghĩ gì về chuyện học hành hiện nay? ” …
Hãy bắt đầu từ chủ đề ăn uống.
Không phải ai cũng biết về cuộc cách mạng khoa học công nghệ gần nhất hay về mốt thời trang mới nhất nhưng chắc chắn mọi người đều có nhu cầu tối thiểu về ăn uống. Chính vì thế người ta sẽ luôn có tối thiểu một vài sở thích ăn uống hay là ý kiến về một loại đồ ăn nào đó. Và thế là đủ để bắt đầu một cuộc trò chuyện.
Nếu hai bạn đang ngồi cùng bàn ăn, sao bạn không thử đưa ra ý kiến của mình về món ăn vừa được dọn lên? Hay bạn có thể chia sẻ về cách nấu nướng vài món mà bạn đã thử. Hoặc nếu bạn đang ăn khuya, hãy hỏi trao đổi với đối phương về cách ăn khuya an toàn, đồ ăn như thế nào thì thích hợp, ăn khoảng bao nhiêu thì hợp lý…Tôi chắc rằng chủ đề này sẽ khiến cuộc trò chuyện của bạn “thành công” theo đúng nghĩa.
Đơn giản là lặp lại những gì họ nói.
Không phải lúc nào bạn cũng có đủ hiểu biết về chủ đề bạn đang nói. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là lặp lại những gì đối phương đã nói. Việc này tuy đơn giản nhưng hiệu quả lại rất lớn. Nó không chỉ chứng tỏ rằng bạn cảm thấy hứng thú và đã rất tập trung để lắng nghe những điều họ nói, nó còn giúp họ tổng kết lại những điều họ vừa nói, biết chỗ nào mình nói còn chưa hợp lý để sửa lại. Hơn nữa họ sẽ có hứng thú để tiếp tục nói chuyện với bạn. Chẳng hạn đối phương đang kể cho bạn về công việc của họ nhưng bạn lại không phải người trong nghề,bạn chẳng biết gì về nó cả. Lúc này đây “lặp lại” là giải pháp hữu hiệu nhất phải không nào?
Chia sẻ một vài điều nho nhỏ về bản thân bạn
Việc chia sẻ bản thân với người khác là một “gia vị” không thể thiếu trong các cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, đừng chia sẻ quá lố nhé!
Việc chia sẻ về bản thân mình với người khác có thể sẽ khiến bạn cảm thấy không được tự nhiên cho lắm (đặc biệt nếu bạn là người hướng nội). Nhưng nếu bạn biết cách sẻ chia (cho dù điều đó không quan trọng với bạn hay nó có vẻ nhảm nhí với người khác) tôi chắc rằng nó vẫn là một “gia vị” không thể thiếu nếu bạn muốn không khí thoải mái hơn?ư
Như đã đề cập ở trên, người ta ít khi nhớ những gì mà họ đã nói. Mọi người sẽ nhớ đến sự khoảnh khắc mà cả hai đều bối rối thậm chí là cảnh “ngặm tăm” hơn là vài câu nhạt thếch mà bạn đã nói. Kiểu như bạn ăn gì hôm qua hay đồ dùng gì mà bạn mới mua. Hãy mạnh dạn lên và bắt đầu nói đi, bất cứ thứ gì bạn nghĩ tới. Kể cả bạn có ấp úng hay ngập ngừng thì đối phương cũng sẽ biết ơn bạn lắm đấy vì rõ ràng bạn đang cố gắng để duy trì cuộc trò chuyện này cơ mà. Đừng băn khoăn nhiều quá, tự tin lên nào.
Người biết nhiều nhất chưa chắc là người giao tiếp giỏi nhất.
Nếu bạn nghĩ một trí hiểu biết phong phú có thể giúp bạn giao tiếp dễ hơn với nhiều người ở lĩnh vực khác nhau thì bạn đã lầm. Bạn hiểu biết rộng tức là bạn sẽ có nhiều thứ để nói hơn mà khi bạn nói nhiều hơn thì đối phương đâu còn đất để “dụng võ” nữa. Thế thì chả khác nào bạn tự nói và bạn cũng tự nghe.
Vì thế mà cho dù bạn có hiểu biết rộng đến mấy thì cũng đừng “phô diễn” nó ra nhiều quá. Hãy nói những vấn đề cơ bản thôi. Nhớ rằng bạn đang cần sự đồng cảm, kết nối giữa hai người trong những tình huống đơn giản nhất, bình thường nhất. Vì thế mà đừng cố phức tạp vấn đề lên nữa. Đơn giản là bạn chỉ cần làm những gì bạn cảm thấy bạn cần phải làm.
Theo kyna.vn