Sự kiện: Đào tạo, ky nang mem, kỹ năng giao tiếp, giao tiếp thông minh

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống để lấy ý kiến đóng góp. Theo đó, dự thảo quy định, các nhà trường không được lợi dụng hoạt động giáo dục kỹ năng sống để vi phạm Quy định về dạy thêm học thêm.

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại các trường phải bảo đảm góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh (HS); có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. HS tham gia hoạt động này theo tinh thần tự nguyện.  Theo dự thảo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho người học; có nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý người học, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Không được lợi dụng để dạy thêm

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Không được lợi dụng để dạy thêm

Các đơn vị, không được lợi dụng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa để vi phạm Quy định về dạy thêm, học thêm. Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải chịu trách nhiệm về các nội dung giáo dục và chất lượng giáo dục. Người học tham gia trên tinh thần tự nguyện.

Hoạt động dạy kỹ năng sống cho học sinh phải được thanh kiểm tra

Về giáo trình, tài liệu giảng dạy, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị sử dụng giáo trình, tài liệu do Bộ GD-ĐT ban hành hoặc do các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân biên soạn nhưng phải được sự đồng ý của người có thẩm quyền cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động. Ngoài ra, hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan, của chính quyền các cấp. Đọc thêm những bài viết hữu ích về: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp

Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa thì bị xử lý kỷ luật theo quy định.

Việc dạy kỹ năng sống cho học sinh là điều cần thiết nhưng không được lạm dụng

Trong chương trình giáo dục của nhà trường có môn học Giáo dục công dân. Theo tôi đây cũng là môn học thú vị nhằm dạy cho các học sinh những kiến thức về cuộc sống.

Tuy vậy, chương trình dạy và học ở nhà trường dường như không được các học sinh quan tâm nhiều. Cách truyền đạt kiến thức cũng như chương trình nội dung còn quá nhiều giáo điều, sáo rỗng, lý thuyết mà không thực tế. Theo tôi, việc dạy kỹ năng sống không cần thiết phải là môn học riêng mà có thể đưa vào chương trình cùng với môn Giáo dục công dân. Và cách dạy nên theo hướng tổ chức nhóm, hoặc thực hành trên lớp theo cùng được sinh hoạt với nhau như một tổ chức nhóm để các cháu được phép nói lên quan điểm sống của mình về cùng một sự kiện.

Cách giáo dục ở Việt Nam theo kiểu truyền bá kiến thức một chiều nên thường làm các giờ giảng dạy trở nên căng thẳng, nhàm chán. Có quá nhiều môn không nhất thiết phải đưa vào chương trình bắt buộc như: nhạc, họa, thể dục... làm các con thấy mệt mỏi. Đưa các môn này vào chương trình nhưng không để tính điểm mà chỉ là chương trình ngoại khóa để các con cảm thấy thoải mái khi tham gia.

Môn Giáo dục công dân hay kỹ năng sống cũng vậy, cần phải lựa chọn chương trình giảng dạy theo kiểu mở, để các cháu được tham gia như người trong cuộc. Chủ yếu là đưa ra các tình huống để có biện pháp xử lý các tình huống đó (case study). Muốn giáo dục theo cách này thì điều đầu tiên chính là giáo viên phải thực sự hiểu được nội dung và cách thức dạy và hướng dẫn các cháu ở trên lớp. Tránh tính trạng, cô nói trên bảng còn trò thì nghe hay không cũng mặc kệ. Nếu dạy theo kiểu tình huống thì sẽ tránh được tình trạng này.

Theo Vnexpress