Theo Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT, ngưng tiếp nhận hồ sơ xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, các trường hợp đã được cấp giấy phép vẫn được tiếp tục hoạt động?
> Ngừng nhận hồ sơ xin phép tổ chức dạy thêm tại TP.HCM
> Áp lực chọn trường cho con, trường điểm hay trường thường?
Ngay sau khi có Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT ngày 26/8/2019 về việc công bố hết hiệu lực một số điều khoản trong Thông tư 17 về dạy thêm, học thêm thì Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cũng ra văn bản Số: 3515/GDĐT để hướng dẫn cách thực hiện.
Điều đáng lưu ý và nhận được sự quan tâm của nhiều giáo viên chính là việc văn bản thông báo Sở Giáo dục và Đào tạo ngưng tiếp nhận hồ sơ xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
Thế nhưng các trường hợp các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm vẫn tiếp tục hoạt động.
Các lớp dạy thêm đã được cấp giấy phép vẫn sẽ tiếp tục hoạt động?
Không cấp giấy phép mới nhưng không rút giấy phép đã cấp tạo sự mất công bằng và khó kiểm soát tình trạng dạy thêm, học thêm
Quy định nêu trên tạo ra sự mất công bằng trong môi trường giáo dục tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngay khi có văn bản gửi về các trường học một số giáo viên đã bức xúc. Cũng đang là giáo viên người vẫn được dạy thêm ngoài nhà trường (vì giấy phép còn hạn), người lại không được phép (vì không cấp giấy phép mới nữa). Nhưng ai dám chắc những thầy cô giáo chưa được cấp phép dạy thêm này sẽ không còn dạy thêm nữa? Liệu như thế, những giáo viên chưa được cấp phép mới có cam lòng sẽ không tổ chức dạy thêm? Trong khi thu nhập từ dạy thêm luôn cao gấp nhiều lần tiền lương của giáo viên một tháng. Nếu thực hiện đúng Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT bên ngoài nhà trường sẽ không còn tình trạng dạy thêm học thêm. Vì thế, giáo viên nào dạy, cơ sở, trung tâm dạy thêm nào còn hoạt động cũng dễ dàng nhìn thấy. Thế nhưng với những quy định hiện nay, người được dạy vì có giấy phép, người không được dạy vì không được cấp phép dễ dẫn đến tình trạng học thêm tràn lan khó kiểm soát.
Sẽ chỉ còn những lớp dạy thêm ở trường
Cần thực hiện triệt để theo Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT
Theo Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT các điều hết hiệu lực của Thông tư 17/2012 quy định về dạy thêm, học thêm gồm Điều 6,8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.
Cụ thể: Tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (Điều 6).
Yêu cầu đối với người dạy thêm (Điều 8).
Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm (Điều 9).
Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm (Điều 10).
Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm (Điều 11).
Hồ sơ cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm (Điều 12).
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm (Điều 13).
Thời hạn, gia hạn, thu hồi giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Đình chỉ hoạt động dạy thêm, học thêm (Điều 14).
Có thể nói để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường mất kiểm soát như hiện nay cũng bởi do một số quy định ở quá dễ của Thông tư 17.
Vì thế, nay Quyết định số 2499/QĐ-BGDĐT bãi bỏ những điều ấy các địa phương cần có sự tuân thủ tuyệt đối. Nếu không cấp giấy phép dạy thêm mới nhưng không rút giấy phép đã cấp thì chính Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cũng đang vi phạm pháp luật về dạy thêm, học thêm. Vì thế, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cũng cần có kế hoạch rút giấy phép với những cá nhân và tập thể mà giấy phép dạy thêm đang còn hiệu lực. Có thế địa phương mới có thể kiểm soát chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn và tạo sự công bằng cho tất cả giáo viên.
Theo Giáo Dục Việt Nam