I. TỔNG QUAN VỀ KHÓA HỌC
“Tái lập, hay còn gọi là Tái cấu trúc Doanh nghiệp” là một hiện tượng quản lý được áp dụng khá rông rãi trong vòng hơn 20 năm gần đây tại Hoa Kỳ. “Tái cấu trúc” sử dụng quan điểm “thay đổi tận gốc” phương pháp quản trị vốn đã từng được sử dụng thành công trước đây tại các nước phát triển. Phương pháp này được sử dụng ngày càng phổ biến và thể hiện rõ tính hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

 

Khóa học Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp - Ảnh 1

 

II. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC
Khóa học nhằm giúp học viên đạt được những mục tiêu sau đây:
- Hiểu được những khó khăn cơ bản mà ngành quản trị đang gặp phải hiện nay trên thế giới,cũng như tại Việt Nam
- Phân biệt được quản trị theo thói quen và quản trị theo khoa học
- Trả lời được câu hỏi vì sao và khi nào cần tái cấu trúc doanh nghiệp
- Phân biệt “tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ” và “tái cấu trúc doanh nghiệp”
- Hiểu được cách thức để thực hiện một đề án tái cấu trúc doanh nghiệp
- Những thuận lợi và rủi ro trong tái cấu trúc
- Những vấn đề cần phải được quan tâm trong khi thực hiện tái cấu trúc
 
III. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA KHÓA HỌC
1. Tái cấu trúc doanh nghiệp
- Một số định nghĩa cơ bản như doanh nghiệp,cấu trúc doanh nghiệp, quy trình, hệ thống, mục tiêu, chiến lược...
- Nhu cầu của của khách hàng, Tính chất cạnh tranh và Bản chất của sự thay đổi đã dẫn đến nhu cầu tái cấu trúc như thế nào?
- Phân tích SWOT và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
- Phân tích PEST, Mô hình 5 nguồn lực cạnh tranh của M Porter
- Các yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp
- Những yếu tố tác động nội bộ và bên ngoài đối với doanh nghiệp
- Ảnh hưởng của quá trình tái cấu trúc đối với doanh nghiệp
- Tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ
 
2. Thế nào là tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ
- Khi nào thì tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ
- Các yếu tố cơ bản trong tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ
- Thiết kế quy trình mới như thế nào
- Mô hình thiết kế quy trình
- Những vấn đề cần quan tâm trong tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ
- Những thay đổi trong tổ chức khi tái lập quy trình
- Vai trò của công nghệ thông tin trong tái cấu trúc quy trình
 
3. Những thay đổi quy trình làm việc khi tái lập
Quy trình kinh doanh đã được tái lập sẽ khác với các quy trình kinh doanh truyền thống tại một số điểm đặc trưng như sau:
- Nhiều việc gộp vào một việc
- Vai trò của  nhân viên trong việc ra quyết định
- Thực hiện tự nhiên các bước của quy trình
- Quy trình có nhiều phiên bản
- Thực hiện công việc tại nơi thích hợp nhất
- Giảm kiểm tra, kiểm soát
- Giảm công việc hiệu chỉnh tới mức tối thiểu
- Giám đốc Chuyên vụ là đầu mối duy nhất
- Phổ biến là sự kết hợp giữa sự tập trung hóa và phi tập trung hóa
 
4. Những thay đổi tổ chức và văn hóa trong doanh nghiệp khi tái lập
- Đơn vị công tác: các phòng chuyên môn thành các đội công tác quy trình
- Tính chất công việc: từ đơn giản hóa thành đa dạng hóa
- Thách thức: đòi hỏi nhân viên giỏi: nâng cao tiêu chuẩn tuyển lựa nguồn nhân lực.
- Vai trò người lao động: từ bị kiểm soát thành được ủy quyền
- Chuẩn bị nghề nghiệp: huấn luyện thành giáo dục
- Biện pháp khuyến khích + cách trả công: nhấn mạnh kết quả hơn hành động
- Tiêu chuẩn đề bạt, thăng chức: từ căn cứ thành tích thành căn cứ năng lực
- Tiêu chuẩn giá trị: từ thủ thế chuyển sang mục tiêu năng suất cao
- Cán bộ quản lý: từ kiểm soát viên thành huấn luyện viên
- Cơ cấu tổ chức: từ bậc thang chuyển sang bằng phẳng
- Cán bộ điều hành: từ là người theo dõi số liệu thành nhà lãnh đạo