Bạn có thể thêm, bớt, thay đổi các chức năng của mạng tùy theo yêu cầu quản lý. Sử dụng các công cụ cấu hình để thiết lập các kết nối mạng diện rộng và cấu hình các thiết bị mạng. Làm quen với Hệ Điều Hành IOS của Cisco và các lệnh điều khiển, giám sát mạng thông qua Catalyst Switch và Cisco Router.
2. Tại sao chúng tôi lại dạy môn học này?
Nói về hệ thống đào tạo mạng, bạn cần phải phân biệt 3 khái niệm: quản trị hệ thống, quản trị kết nối và quản trị bảo mật. Bạn đã làm quen với Quản trị hệ thống qua các Hệ Điều Hành thông dụng như Windows, Linux thì bây giờ CCNA chính là bước đi tiếp theo để bạn làm quen với việc quản trị các kêt nối trong hệ thống mạng. Khóa học sẽ giúp bạn hình dung ra mọi vấn đề trên các thiết bị kết nối mạng thật sự của Cisco với đầy đủ các tính năng theo đúng yêu cầu thực tế của bất cứ tổ chức nào.
3. Ai là người đứng lớp?
Người trực tiếp hướng dẫn bạn là người đã từng trải qua công tác quản trị mạng thực tế nhiều năm tại các công ty lớn như và chuyên nghiệp về mạng máy tính tại Việt Nam như FPT, VDC, EIS, ngân hàng Phương Nam v.v.. , có đầy đủ các chứng chỉ về quản trị kết nối và đã có chứng chỉ CCNP, CCIE. Có kỹ năng truyền đạt tốt và tận tâm.
4. Ai nên học lớp này?
Nếu bạn thực sự xác định Quản Trị Mạng là một nghề nghiệp vững chắc của mình trong tương lai gần. Khóa học này sẽ là sự lựa chọn chính xác cho bạn. Để khóa học có thể thành công tốt đẹp và hiệu quả bạn cần phải nắm vững các kiến thức sau trước khi bắt đầu khóa học:
- Nắm vững các thành phần của mạng
- Nắm vững kiến thức đi dây mạng (cabling)
- Nắm vững mô hình và kỹ thuật về LAN, WAN
- Kỹ thuật Remote Access
- Mô hình OSI
- Các giao thức và ứng dụng TCP/IP
- Địa chỉ IP
Toàn bộ kiến thức trên đều đã được hướng dẫn chi tiết trong Chương Trình Mạng Căn Bản của ATHENA – ACBN (môn bắt buộc trước khi học CNNA). Nếu bạn chưa học ACBN mà vẫn muốn tham gia lớp CCNA, bạn cần phải vượt qua kỳ thi đầu vào lớp CCNA.
5. Thời lượng:
72 tiết (3 tháng) + 2 tuần ôn tập và đồ án môn học. Lớp cấp tốc 1 tuần, 8h/ ngày.
6. Chứng chỉ
CCNA. Bạn có thể thi chứng chỉ tại các trung tâm khảo thí quốc tế tại Athena.
7. Bước phát triển tiếp theo
Sau khi hoàn tất khóa học này bạn có thể tiếp tục 04 chứng chỉ trong hệ thống CCNP như sau:
· 642-901 BSCI
· 642-812 BCMSN
· 642-825 ISCW
· 642-845 ONT
8. Nội dung khóa học
Phần 1: Lý thuyết hoạt động của mạng máy tính
- Mục đích và tính năng của các thiết bị mạng
- Lựa chọn thành phần, thiết bị mạng theo đặc tả
- Sử dụng mô hình OSI, TCP/IP và các giao thức liên quan để giải thích dòng chảy dữ liệu trong mạng máy tính
- Các ứng dụng mạng phổ biển
- Mục đích và các hoạt động cơ bản của các giao thức trong mô hình OSI và TCP.
- Hoạt động của các ứng dụng (ví dụ: thoại VoIP, video Video on Demand) trên mạng máy tính
- Đọc sơ đồ mạng
- Xác định đường đi giữa 2 host trong mạng
- Các thành phần cần thiết cho liên lạc mạng và Internet
- Xác định và sửa lỗi mạng tại các tầng 1,2,3 và 7 theo phương pháp mô hình 7 lớp mạng
- Phân biệt hoạt động và tính năng giữa 2 mạng LAN và WAN
Phần 2: Thực hành trên một mạng LAN
- Cấu hình, xác định và sửa lỗi switch, tạo các VLAN, kết nối nhiều switch
- Lựa chọn thiết bị, cáp, cổng và giao diện phù hợp để kết nối switch với các thiết bị mạng khác và máy tính – host
- Công nghệ và các phương pháp quản lý truy cập trên mạng Ethernet
- Phân vùng mạng và quản lý traffic
- Các khái niệm cơ bản về chuyển mạch và hoạt động của bộ chuyển mạch Cisco
- Thực hiện và kiểm tra các nhiệm vụ cấu hình khởi tạo switch, quản lý truy cập từ xa
- Kiểm tra trạng thái mạng và hoạt động của switch bằng các tiện ích cơ bản: lệnh ping, traceroute, telnet, SSH, arp, ipconfig), SHOW & DEBUG
- Kiểm tra, mô tả và xử lý các vấn đề cơ bản trong mạng chuyển mạch như lỗi phần cứng, lỗi cấu hình, phân bổ tài nguyên,…
- Các công nghệ chuyển mạch cao cấp: VTP, RSTP, VLAN, PVSTP, 802.1q
- Cách tạo VLAN để phân tách logic mạng, truyền dữ liệu giữa các VLAN trên cùng một LAN
- Cấu hình, kiểm tra và sửa lỗi:
o VLAN
o trunking trên switch Cisco
o chuyển mạch giữa các VLAN
o VTP
o Hoạt động RSTP
- Đọc hiểu báo cáo từ các lệnh sửa lỗi để kiểm tra trạng thái hoạt động của mạng Cisco
- Cấu hình các chức năng bảo mật cơ bản, bao gồm: port security, trunk access, ưu tiên truy cập giữa các VLAN,…
Phần 3: Cấu hình các switch
- Cấu hình địa chỉ IP và dịch vụ IP phù hợp với mạng văn phòng cỡ vừa
- Hoạt động và tính năng của địa chỉ IP cá nhân, công cộng
- Hoạt động và tính năng của DHCP và DNA
- Cấu hình, kiểm tra và sửa lỗi DHCP và DNS (bao gồm CLI/SDM)
- Triển khai dịch vụ định địa chỉ động và tĩnh cho các host trong mạng LAN
- Tính toán và sử dụng cấu trúc địa chỉ theo thiết kế địa chỉ VLSM IP
- Xác định các cấu trúc địa chỉ dùng VLSM và yêu cầu cơ bản của một mạng LAN/ WAN
- Các công nghệ cần thiết để tích hợp IPv6 trên nền IPv4, bao gồm: công nghệ, stack đôi, phân luồng tunneling,…
- IPv6
- Xác định và sửa các lỗi địa chỉ cơ bản và cấu hình host
Phần 4: Router Cisco
- Cấu hình, kiểm tra và sửa lỗi các hoạt động chuyển mạch cơ bản thiết bị Cisco
- Cơ chế chuyển mạch: packet forwarding, router lookup process
- Hoạt động của router Cisco: router bootup process, POST, các thành phần router
- Lựa chọn thiết bị, cáp, cổng và giao diện phù hợp để kết nối router với các thiết bị mạng khác và host
- Cấu hình, kiểm tra và sửa lỗi RIPv2
- Truy cập và thiết lập các biến cơ bản trên router, bao gồm CLI/SDM
- Kết nối, cấu hình và xác định trạng thái hoạt động của giao diện thiết bị
- Kiểm tra cấu hình thiết bị và trạng thái kết nối mạng dùng: ping, traceroute, telnet, SSH hoặc các tiện ích khác
- Thực hiện, kiểm tra cấu hình chuyển mạch theo tĩnh, động, mặc định theo đặc tả cho trước
- Quản lý các file cấu hình IOS, bao gồm save, edit, upgrade, restore
- Quản lý cấu hình Cisco IOS
- So sánh các phương pháp và giao thức chuyển mạch
- Cấu hình, kiểm tra và sửa lỗi
o OSPF
o EIGRP
- Kiểm tra kết nối mạng, dùng: ping, traceroute, and telnet hoặc SSH
- Sửa lỗi chuyển mạch
- Kiểm tra phần cứng router và phần mềm hệ thống dùng lệnh SHOW & DEBUG
- Thực thi các tính năng bảo mật cơ bản trên router
Phần 5: Mạng LAN không dây - WLAN
Điền thông tin để biết thêm chi tiết khóa học:
- Phân tích và lựa chọn các nhiệm vụ quản trị trong mạng WLAN
- Các chuẩn kết nối không dây, theo quy định của IEEE WI-FI Alliance, ITU/FCC
- Xác định và mô tả chức năng của các thành phần trong một mạng không dây nhỏ, bao gồm SSID, BSS, ESS
- Xác định xác biến cơ bản cấu hình mạng không dây để đảm bảo thiết bị kết nối tới điểm truy cập phù hợ
- So sánh giữa các chuẩn bảo mật không dây bao gồm mạng mở, WEP, WPA-1/2
- Xác định các lỗi cơ bản trong triển khai mạng không dây (bao gồm: giao diện, cấu hình,…)
Phần 6: Bảo mật
- Xác định các nguy cơ bảo maajnt mạng và giải pháp tương ứng
- Chính sách bảo mật tổng thể để giảm thiểu nguy cơ
- Các phương pháp cơ bản để giảm thiểu nguy cơ bảo mật trên các thiết bị mạng, host và ứng dụng
- Chức năng cơ bản của thiết bị và phần mềm bảo mật
- Các bước triển khai ban đầu theo mô hình bảo mật chuẩn
Phần 7: NAT và ACL
- Cấu hình, kiểm tra, sửa lỗi NAT và ACL trong mạng văn phòng cỡ nhỏ
- Phân loại các ACL theo chức năng
- Cấu hình và sử dụng ACL dựa trên yêu cầu lọc gói tin trong mạng bao gồm CLI/SDM)
- Cấu hình và sử dụng ACL để giới hạn truy cập telnet và SSH tới router
- Kiểm tra, giám sát và sửa lỗi ACL trong môi trường mạng
- Hoạt động cơ bản của NAT
- Cấu hình NAT theo yêu cầu mạng cụ thể ( bao gồm: CLI/SDM)
- Sửa lỗi NAT
Phần 8: Mạng WAN
- Triển khai và kiểm tra kết nối mạng WAN
- Phân biệt các phương thức kết nối mạng WAN khác nhau
- Cấu hình và kiểm tra một kết nối WAN nối tiếp đơn giản
- Cấu hình và kiểm tra chuyển mạch gói Frame relay trên router Cisco
- Sửa lỗi triển khai mạng WAN
- Công nghệ VPN: vai trò, chức năng, nhiệm vụ, các thành phần,…
- Cấu hình và kiểm tra một kết ngang hàng PPP giữa các router Cisco
Phần cuối: Ôn tập, kiểm tra, luyện thi chứng chỉ CCNA.