Khám phá bí mật về ánh mắt trong kỹ năng giao tiếp


Vai trò của ánh mắt trong giao tiếp

  • Giao tiếp qua ánh mắt là để hỗ trợ hoặc bổ sung cho kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Đó luôn là hình thức giao tiếp phi ngôn từ mạnh mẽ nhất. Cho nên trong giao tiếp hàng ngày, ngoài lời nói thì giao tiếp qua ánh mắt đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng ta thường quan niệm rằng kỹ năng giao tiếp qua ánh mắt là phải nhìn trực diện từ ánh mắt đến ánh mắt. Thực tế đối với nhiều người, giao tiếp bằng mắt là một cử chỉ thân mật nhưng đối với một số khác lại làm họ cảm thấy không thoải mái. Nhìn thẳng vào mắt người khác trong giao tiếp sẽ hiệu quả nếu cả hai bên đều cảm thấy thoải mái, nếu không có thể gây ra sự hiểu nhầm là một sự thách thức với đối phương.

  • Giao tiếp qua ánh mắt luôn là hình thức thể hiện kỹ năng giao tiếp phi ngôn từ mạnh mẽ nhất.

Khi giao tiếp với nhau, nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay căng thẳng khi phải nhìn trực tiếp vào mắt người khác hãy tìm một điểm khác trên mặt của họ làm bạn thấy dễ chịu hơn khi nói chuyện. Nhưng bạn phải nhớ là đừng để cho người bạn đang giao tiếp nhận ra bạn không nhìn trực tiếp vào mắt họ. Như vậy khái niệm giao tiếp qua ánh mắt cần được hiểu là nhìn vào đối tượng giao tiếp.

  • Giao tiếp bằng ánh mắt hiệu quả sẽ kết nối người nói và người nghe.

Người nghe ở đó để nhìn bạn và nghe bạn nói. Họ xứng đáng được bạn quan tâm. Không có giao tiếp qua ánh mắt có thể tạo một rào cản giữa bạn và người nghe, điều này khiến bạn trở nên không đáng tin cậy, hoặc không chắc chắn về chính mình, nó khiến cho bài thuyết trình của mình trở nên kém hấp dẫn và mất sức sống. Như vậy trong quá trình giao tiếp với một nhóm người hoặc nhiều người cần phải biết cho họ sự quan tâm mà họ đáng được có bằng những kỹ thuật như: Không nên nhìn vào bức tường phía cuối phòng, điều này khiến người nghe thắc mắc vì sao bạn lại nhìn chằm chằm vào nó.


Kỹ năng giao tiếp: 3 kỹ thuật ánh mắt theo môi trường khác nhau

Có rất nhiều đoạn hướng dẫn cơ bản về giao tiếp bằng mắt trên Youtube. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng phần hướng dẫn của Laura Benyik, một chuyên gia ngôn ngữ cơ thể đến từ Phần Lan, cung cấp các hướng dẫn đơn giản mà chi tiết nhất. Benyik đã phân chia việc giao tiếp bằng mắt thành 3 kỹ thuật ánh mắt khác nhau: ánh nhìn trong giao tiếp xã hội, ánh nhìn trong giao tiếp kinh doanh và ánh nhìn trong giao tiếp thân mật.

1. Ánh nhìn trong giao tiếp kinh doanh

Khi nhìn một người nào đó, ánh mắt của bạn không bao giờ nên nhìn xuống thấp hơn mũi của họ. Hãy giữ mắt của bạn nhìn vào một hình tam giác tưởng tượng trên trán của người đối diện. Từ từ, bạn có thể dịch dần xuống và nhìn vào hình tam giác thứ hai tạo bởi đôi mắt và mũi .

Cái nhìn này sẽ tạo ra bầu không khí trang trọng. Nếu bạn cảm thấy hơi bất an và nghi ngờ đối phương thiếu nghiêm túc, hãy cố gắng áp dụng kiểu ánh nhìn này thường xuyên hơn và bạn sẽ sớm nhận thấy thái độ của họ thay đổi tích cực một cách đáng kể .

Thường thì ánh nhìn trong giao tiếp kinh doanh không được tự nhiên. Vì vậy, đừng ngay lập tức áp dụng kỹ năng sống này lần đầu tiên ngay tại những cuộc họp chuyên nghiệp. Hãy thực hành kiểu tiếp giao tiếp bằng mắt này trong những tình huống xã hội thoải mái và bình thường hơn, ví dụ như khi gặp gỡ bạn bè. Nhờ đó, khi tham dự một cuộc họp tầm cỡ, hành vi và ánh nhìn của bạn sẽ tự nhiên hơn rất nhiều.

Ngoài ra, bạn cung cần nhớ rằng nếu quá tập trung vào việc giữ ánh nhìn vào phần trên mũi, bạn có thể mất đi sự tập trung vào những thứ khác. Ví dụ khi tham gia vào một cuộc đối thoại cụ thể, bạn sẽ quên mất mình định nói gì. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn đã luyện tập “ánh nhìn trong giao tiếp kinh doanh” một cách thuần thục trước khi bắt đầu sử dụng nó trong công việc và các hoạt động kinh doanh của bạn.

2. Ánh nhìn trong giao tiếp xã hội

Chúng ta sử dụng kỹ thuật ánh nhìn này mỗi khi chúng ta “vẽ” một tam giác tưởng tượng tạo bởi hai mắt và miệng của đối phương. Đây là một trong những kỹ năng giao tiếp bằng mắt thông thường và phổ biến nhất. Khi nhìn vào môi của người đối diện, bạn thể hiện rằng mình cảm thấy rất hứng thú khi trò chuyện với anh ta và mong muốn tìm hiểu những gì anh ta muốn nói.

Kiểu ánh nhìn này có thể cho thấy bạn có cảm tình với người nói hơn là quan tâm đến bản chất của cuộc trò chuyện. Hãy sử dụng nó khi bạn muốn kết bạn, gặp gỡ những người mới gặp hoặc khi nói chuyện với các thành viên trong gia đình. Ánh nhìn trong giao tiếp xã hội dễ áp dụng hơn ánh nhìn trong giao tiếp kinh doanh – bạn có thể thực hiện nó mỗi ngày mà không cần phải suy nghĩ về nó.

Khám phá bí mật về ánh mắt trong kỹ năng giao tiếp

Khám phá bí mật về ánh mắt trong kỹ năng giao tiếp


3. Ánh nhìn trong giao tiếp thân mật

Ánh nhìn trong giao tiếp thân mật kéo tam giác tưởng tượng đã nêu ở trên dài ra, đi từ đôi mắt - miệng - cho tới toàn bộ cơ thể. Chúng ta thường sử dụng loại ánh nhìn này khi nhìn thấy những gì chúng ta thích (ví dụ khi chúng ta chiêm ngưỡng bộ trang phục của một ai đó) hoặc ngược lại, khi chúng ta không chấp nhận những gì chúng ta thấy. Điều này thường xảy ra khi một người phụ nữ nhìn một người phụ nữ khác và đánh giá cô ta một cách bản năng. Bạn có thể dễ dàng nhận ra ánh mắt chê bai đó. Người phụ nữ sẽ nhìn đối phương từ đầu đến chân và sau đó nhanh chóng hạ mũi xuống.

Hãy cẩn thận với kiểu ánh nhìn trong giao tiếp thân mật vì chúng ta thường thực hiện nó một cách vô thức.  Nếu bạn không có ý định thể hiện sự quan tâm đặc biệt của bạn với một ai đó thì hãy cố gắng kiểm soát các chuyển động của mắt và sử dụng ánh nhìn trong giao tiếp xã hội hay giao tiếp kinh doanh.

Những lỗi phổ biến trong quá trình giao tiếp bằng ánh mắt

  • Thường xuyên tránh ánh mắt của người khác: thể hiện sự kém cỏi của bạn.
  • Chớp mắt quá nhiều: lời nói của bạn không đáng tin tưởng.
  • Mắt nhìn dáo dác không ổn định: thể hiện sự hời hợt, không để tâm.
  • Mắt lờ đờ vô hồn: thể hiện sự khờ khạo, ngốc nghếch.

Tránh ánh mắt của người khác thể hiện sự nhu nhược của bạn. Chớp mắt quá nhiều khiến lời nói thiếu tin cậy. Mắt dáo dác thể hiện sự hời hợt, đôi khi mang yếu tố phản trắc. Mắt lờ đờ, đương nhiên rồi, trông bạn không khác zombie là mấy. Tóm lại một đôi mắt đẹp phải trong, sáng, ổn định, ít chớp và linh hoạt chính là kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Bí quyết sử dụng ánh mắt hiệu quả trong kỹ năng giao tiếp

- Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm chằm. Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải căng thẳng cho cả hai.

- Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một người trong khi nói chuyện với người khác nữa.

- Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài hước bạn tạo ra cho mọi người vui vẻ.

- Không hướng mắt nhìn xuống chân: người bi quan, thiếu tự tin, kẻ phạm tội thường có cử chỉ này, do đó nó gây ra những cảm giác không hay ở người đối diện.

- Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn cũng đừng nên nhìn vào khuyết điểm trên thân thể của họ. Dù bạn không cố ý nhưng đôi khi ánh mắt của bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ.

- Khi nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn chằm chằm vào họ. Vô tình ánh mắt của bạn lại tạo áp lực bắt họ phải đồng ý giúp đỡ bạn. Khi ăn cơm, không nhìn người khác gắp thức ăn vì bạn sẽ khiến họ lúng túng.

- Tránh để cho người đối diện thấy bạn khóc, bởi bạn sẽ khiến họ rất khó xử, dù họ có phải là người khiến cho bạn khóc hay không.

Kết luận

Giao tiếp bằng ánh mắt đóng vai trò quan trọng đến kết quả của quá trình giao tiếp. Một người có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp sẽ biết dùng ánh mắt của mình để thuyết phục, tạo sự gắn kết đến đối phương. Qua những phân tích về kỹ thuật ánh mắt, các lỗi khổ biến và cách rèn luyện ánh mắt như trong bài trên, kenhtuyensinh hy vọng bạn sẽ nâng cao được khả năng giao tiếp hiệu quả bằng ánh mắt của mình.

 


Tổng hợp

Bài viết theo chủ đề: kỹ năng giao tiếp, giao tiếp bằng ánh mắt, ánh mắt trong kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp hiệu quả bằng mắt, các lỗi phổ biến khi giao tiếp bằng mắt