Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thế giới, Chính phủ New Zealand tổ chức buổi Hội thảo Xu hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0, giúp sinh viên có nhu cầu du học New Zealand tìm hiểu sâu hơn về hệ thống giáo dục, xu hướng nghề nghiệp trong tương lai khi học tập tại đây.

Chọn nghề giữa thời công nghệ 4.0: Robot có giành hết việc làm của con người?

Hội thảo Xu hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong thời đại Công nghiệp 4.0 tại New Zealand - Ảnh 1

Con người đang bị thay thế bởi “robot”

Theo nghiên cứu gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong năm 2018, thị trường lao động Việt Nam có nhiều biến động. Điều này ảnh hưởng bởi việc áp dụng công nghệ  tự động hóa vào sản xuất (công nghệ hóa 4.0) của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong khối ngành dệt may - một trong những ngành trọng điểm phát triển của chúng ta trong nhiều năm qua.

Tính đến hết năm nay, hơn 80% lao động phổ thông Việt Nam phải đối với nguy cơ mất việc làm. Điều này ảnh hưởng đến các ngành điện - điện tử, ngành có nhu cầu lao động cao, được nhà nước đầu tư mỗi năm. Đây là điều tất yếu bởi dây chuyền sản xuất chỉ cần 5 - 8 robot là có thể hoàn thành một cách dễ dàng mà năng suất luôn đảm bảo, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố con người, khách quan.

Hội thảo Xu hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong thời đại Công nghiệp 4.0 tại New Zealand - Ảnh 2

Ngoài ra, cũng theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự báo, các quốc gia hàng đầu về nhân công giá rẻ như Việt Nam tại Đông Nam Á trong 20 năm tới sẽ phải cắt giảm hơn một nửa số lao động ở hiện tại vì nhu cầu sử dụng robot trong sản xuất sẽ ngày một tăng cao.

Nền công nghiệp 4.0 giúp nền kinh tế phát triển nhanh hơn

Dù hậu quả của công nghiệp hóa 4.0 là rất lớn, nhưng chúng ta không thể bàn cãi về những thành công mà nó mang lại. Các doan. nghiệp khi áp dụng công nghệ hiện đại giúp đem lại nhiều lợi nhuận hơn, năng suất lao động luôn được đảm bảo, các chi phí về nhân lực không phải là bài toán khó như trước đây.

Hội thảo Xu hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong thời đại Công nghiệp 4.0 tại New Zealand - Ảnh 3

Thành công nhất phải kể đến hai tập đoàn hàng đầu hiện nay của Việt Nam là Vinamilk và Vin Group.

Với Vinamilk, chúng ta có thể cạnh tranh sòng phẳng với những thương hiệu sữa lớn trên thế giới tại thị trường trong nước, nơi mà người tiêu dùng luôn có xu hướng sử dụng hàng hóa nhập ngoại.

Còn ở Vin Group, nhờ áp dụng dây chuyền sản xuất công nghệ cao, Việt Nam đã chính thức điền tên mình vào danh sách những quốc gia sản xuất ô tô. Đây là một thành tựu vượt bật khi mà chúng ta chỉ cần một năm kể từ khi Vin Group thành lập thương hiệu Vinfast.

Và không phải ngành nghề nào cũng bị ảnh hưởng bởi cách mạng công nghiệp 4.0, với các nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật, nhóm ngành Dịch vụ, nhóm ngành Thiết kế sáng tạo; nhóm ngành Dinh dưỡng và ẩm thực; nhóm ngành Cơ khí, điện tử tự động hóa… thì robot chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không thể thay thế con người một cách hoàn toàn được.

Môi trường đào tạo nghề nghiệp thời đại công nghiệp 4.0

Ngày nay, không thiếu đất nước áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0 và đạt nhiều thành tựu với những chính sách áp dụng của mình, nhưng đào tạo thành một hệ thống thì không mấy nơi làm được điều này.

Nắm bắt được xu hướng phát triển này, Chính phủ New Zeland đã được ra nhiều chính sách nhằm phát triển, số hóa nền giáo dục, đáp ứng nhu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 của thế giới.

Hội thảo Xu hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong thời đại Công nghiệp 4.0 tại New Zealand - Ảnh 4

New Zeland đầu tư mạnh cho giáo dục với kinh phí lên đến hơn 700 triệu USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng giáo dục, phát triển chuyên môn giảng dạy, thay đổi cách thức tương tác giữa giáo viên và học sinh, áp dụng công nghệ nhằm gia tăng hứng thú cho học sinh, sinh viên của mình.

Không những thế, nhằm kiểm soát tốt đầu vào cũng như đầu ra về đào tạo, học sinh của New Zealand đã được định hướng nghề nghiệp từ rất sớm. Nhiều doanh nhân thành đạt của các công ty trong nước thường xuyên đến chia sẻ tại các trường học nhằm tạo động lực cũng như ươm mầm cho những nhân tài tương lai của đất nước.

Nhu cầu nhân lực luôn ở mức cao ở nhiều lĩnh vực

Chính sách trên không chỉ áp dụng với những học sinh, sinh viên trong nước. New Zealand còn đưa ra nhiều ưu đãi cho các sinh viên quốc tế khi theo học. Nếu bạn đang có nhu cầu du học nước ngoài thì đây là một trong những quốc gia không thể bỏ qua đâu nhé.

Ngoài môi trường học tập thì nhu cầu việc làm ở New Zealand cũng rất cao ở mọi lĩnh vực, điều này rất thích hợp nếu bạn muốn học tập và làm việc lâu dài tại đây. Bạn có thể tham khảo những ngành đang thiếu nhân lực ở phần liệt kê dưới đây nhé:

  • Nhóm ngành thiếu nhân lực dài hạn: Xây dựng, Kỹ thuật - Cơ khí, Tài chính/ Kinh doanh, Dịch vụ xã hội và sức khỏe, ICT, Điện tử & Viễn thông, Du lịch - Nhà hàng khách sạn, Khoa học, Thợ tay nghề.
  • Nhóm ngành ưu tiên nhân lực ngắn hạn: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Xây dựng, Giáo dục, Kỹ thuật - Cơ khí, Tài chính/ Kinh doanh, Dịch vụ xã hội và sức khỏe, ICT, Điện tử & Viễn thông, Du lịch -Nhà hàng khách sạn, Thợ tay nghề.
  • Nhóm ngành đang thiếu nhân lực ở Canterbury (khu vực được đánh giá có tốc độ tăng trường cao tại New Zealand): Xây dựng, Kỹ thuật - Cơ khí, Kỹ sư Điện tử, Viễn thông, Thợ tay nghề, Vận chuyển.

Các trường học được thế giới công nhận

Chính những đầu tư đúng mức và đào tạo nhân lực theo nhu cầu, các trường đại học tại New Zealand luôn được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy cũng như đầu ra cho sinh viên, học sinh. Bạn có thể tham khảo danh sách 8 trường đại học và 16 viện nghiên cứu nổi tiếng của New Zealand bên dưới nhé:

  • Auckland University
  • University of Otago
  • University of Canterbury Victoria
  • University of Wellington
  • Waikato University
  • Massey University
  • Lincoln University
  • Auckland University of Technology
  • Ara Institute of Canterbury (ARA)
  • Eastern Institute of Technology (Hawkes Bay) (EIT)
  • Manukau Institute of Technology Nelson Marlborough Institute of Technology (NMIT)
  • Northland Polytechnic (NorthTec)
  • Otago Polytechnic Southern Institute of Technology (SIT)
  • Tai Poutini Polytechnic
  • The Open Polytechnic of New Zealand
  • Unitec New Zealand
  • Universal College of Learning (UCOL)
  • Toi Ohomai Institute of Technology
  • Waikato Institute of Technology (Wintec)
  • Wellington Institute of Technology (Weltec)
  • Western Institute of Technology at Taranaki (WITT)
  • Whitireia Community Polytechnic

Nếu bạn thực sự mong muốn di học New Zealand, quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn về các ngành học, thế mạnh đào tạo nó. Hãy đừng ngần ngại đăng ký tham dự và trao đổi với các chuyên gia. Buổi hội thảo Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) – trực thuộc Chính phủ New Zealand tổ chức phối hợp cùng công ty Đức Anh.

Thời gian tổ chức:

  • Hà Nội: Tại Khách sạn KS L’Opera, số 29 phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, vào lúc 15h - 18h, ngày 03/11/2018.
  • TP.HCM: Tại Khách sạn Lotte, số 2A - 4A đường Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM, vào lúc 9h - 12h, ngày 04/11/2018.

Khi đi, bạn hãy mang theo bản công chứng học bạ, bảng điểm chứng chỉ tiếng Anh để có cơ hội được nhận và xem xét hồ sơ xin học bổng toàn phần ngay tại sự kiện nhé.

6 ngành được đào tạo thí điểm theo mô hình 4.0 tại ĐH Quốc gia TP.HCM

FPT thông báo đào tạo tiến sĩ công nghệ cho thời đại công nghiệp 4.0