Sự kiện: Thông tin tuyển sinh, tuyển sinh 2011

Xin ông cho biết, trong một đề thi tốt nghiệp có khoảng bao nhiêu phần trăm câu hỏi khó?

"Phần lớn các câu hỏi tập trung vào những kiến thức, kỹ năng hết sức cơ bản"
Đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ có những câu hỏi dùng để phân hóa học sinh (HS). Tuy nhiên, rất khó để nói chính xác có bao nhiêu phần trăm câu hỏi khó trong một đề thi. Chỉ có thể khẳng định, phần lớn những câu hỏi tập trung vào kiến thức, kỹ năng hết sức cơ bản.

 

thong tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinhHÌnh minh hoạ, chủ đề thông tin tuyển sinh

 

Mục đích của việc ra đề thi với nhiều câu hỏi là đảm bảo việc đánh giá trên phạm vi kiến thức rộng hơn, tránh học lệch, học tủ của HS, làm sao HS khi thi không chỉ học thuộc lòng mà phải liên kết được những phần học, các kiến thức với nhau mới có thể trả lời được.

Đề thi năm nay có 50% điểm số dành cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Liệu có phải là áp lực với HS trung bình không, thưa ông?

Vì là kỳ thi tốt nghiệp THPT nên mặc dù đề thi có nhiều câu hỏi nhưng những câu hỏi để đánh giá HS khá, giỏi không nhiều. Ngay trong các câu hỏi khó cũng có thể sẽ có những phần mà HS sức học trung bình cũng sẽ làm được.

Về tổng thể, có thể khẳng định: HS với sức học trung bình, nếu chuẩn bị ôn thi tốt, chắc chắn sẽ vượt qua kỳ thi tốt nghiệp.

HS và các trường tỏ ra lo lắng vì hiện nay chủ trương của Bộ GD&ĐT là ra đề thi theo hướng “mở” nhưng đáp án lại “đóng”. Người chấm cứng nhắc sẽ gây thiệt thòi cho thí sinh. Ông có thể nói gì về điều này?

Thí sinh hoàn toàn yên tâm vì Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo sẽ có sự thống nhất chặt chẽ giữa cách ra đề thi và đáp án, cũng như khâu chấm thi. Đối với các câu hỏi “mở”, trong hướng dẫn chấm cũng đã chỉ ra cách thức cho điểm với những cách trả lời khác nhau của HS.

Để đảm bảo giảm thiểu hiện tượng chấm “chặt” hay chấm “lỏng”, barem điểm phải chi tiết. Điểm một bài có thể được chia nhỏ ra nhiều phần, nếu làm trọn vẹn phần nào đó, sẽ được điểm của phần đó.

Giáo viên được hướng dẫn kỹ trong cách chấm bài. Trước khi bắt đầu chấm thi, người chấm phải nghiên cứu kỹ hướng dẫn chấm, tiếp đó là tổ chức chấm thử và thảo luận để thống nhất cách cho điểm.

Để làm bài đạt hiệu quả cao nhất và không bị vi phạm quy chế thi, thí sinh cần ghi nhớ những gì, thưa ông?

Cẩn thận khi vẽ hình

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH - CĐ rất hay mắc phải lỗi về quy định vẽ hình. Quy chế ghi rõ chỉ những hình tròn vẽ bằng compa mới được sử dụng bút chì, còn toàn bài thi, kể cả hình vẽ, biểu đồ, đồ thị... thí sinh đều phải kẻ bằng cùng một màu mực với chữ viết trong bài thi.

Phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo; không được tẩy, xóa bằng bất kỳ cách gì.
Trong quá trình làm bài thi, thí sinh cần nhận dạng, phân loại đề thi thuộc loại nào, yêu cầu của đề là gì để định hướng làm bài, tránh lạc đề.

Thí sinh cần bao quát đề thi, xem đề có mấy câu hỏi, biểu điểm thế nào để có hướng phân bổ thời gian làm bài, tránh tập trung vào một số câu mà bỏ qua các câu còn lại.

Thí sinh không nên mất quá nhiều thời gian nghiền ngẫm những câu quá khó đối với mình, có thể bỏ qua các câu khó để giải quyết những câu khác dễ hơn rồi sẽ quay lại lần hai để làm những câu tạm thời bỏ qua.

Đối với bài thi trắc nghiệm, thí sinh nên bắt đầu từ câu số một, lần lượt lướt nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn; đồng thời, đối với những câu chưa làm được cũng cần xem xét loại trừ các phương án sai, đánh dấu vào nháp. Lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề, sau đó quay lại làm những câu tạm thời bỏ qua.

Thí sinh cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất, không nên bỏ trống một câu nào.