Học ngoại khóa về biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Tấm bản đồ hình chữ S nổi bật với hai trái tim màu đỏ tượng trưng cho hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng dòng chữ “Là của Việt Nam” treo ở nhiều trường học tại Vĩnh Phúc như lời nhắc nhở học sinh ghi nhớ về phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Không chỉ nghe mà còn hỏi

Sau lễ chào cờ đầu tuần, học sinh Trường THCS thị trấn Yên Lạc bước vào giờ học tìm hiểu chủ quyền biển đảo. Giữa các phần hướng dẫn thảo luận là chương trình văn nghệ với nhiều ca khúc về biển đảo, Tổ quốc thể hiện qua những giọng ca cây nhà lá vườn.

 

Học sinh học về Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam

 

Học sinh học về Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam

 

Nhóm bạn Phạm Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thị Thu Hà lớp 9A1 say sưa thảo luận lên kế hoạch nội dung cho tập san sẽ dự thi dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26.3 năm nay. Ngọc Anh nhận sáng tác thơ, truyện và sưu tầm ảnh về biển đảo. Còn Thu Hà khéo tay hơn thì trang trí nội san bằng các hình vẽ minh họa. Cô giáo Nguyễn Thị Khánh Ly kể: “Trong những bài về địa lý vùng biển Việt Nam, học sinh hết sức hào hứng lắng nghe những thông tin bên lề về Trường Sa, Hoàng Sa. Có nhiều tình huống, học sinh còn đặt cho mình những câu hỏi liên quan chủ đề này”.

Trên những tờ báo tường, tập san ở phòng truyền thống, có khá nhiều hình ảnh, tranh vẽ về người lính hải quân, đảo Trường Sa Lớn, cột mốc chủ quyền, đoàn tàu không số…

Chị Ngô Thị Kim Thêu, Bí thư Huyện đoàn Yên Lạc, cho hay: “Giờ học tìm hiểu chủ quyền biển đảo diễn ra đồng loạt trong các trường học tại Yên Lạc từ sáng 18.3 vừa qua. Trong thời gian này, các trường tổ chức tuyên truyền về biển đảo, biểu diễn văn nghệ, phát động quyên góp, viết thư gửi chiến sĩ Trường Sa…”.

Đa dạng hình thức giáo dục về biển đảo

Giờ tìm hiểu chủ quyền biển đảo tại các trường học của huyện Yên Lạc là hoạt động ngoại khóa nằm trong chương trình vận động treo bản đồ tấm lớn với chủ đề “Trường Sa, Hoàng Sa trong trái tim tôi” do Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc phát động. Theo thống kê, đến giữa tháng 3, khoảng 200 trường từ tiểu học đến đại học trong tỉnh đã treo bản đồ. Bản đồ được in cùng mẫu thiết kế, diện tích

5x6 m, trên nền có hai trái tim màu đỏ tượng trưng cho phần lãnh thổ Hoàng Sa, Trường Sa với dòng chữ “Là của Việt Nam” in kèm phía dưới.

Cuộc vận động treo bản đồ tấm lớn với ý nghĩa giáo dục chủ quyền biển đảo sẽ đơn điệu nếu thiếu vắng các hoạt động sáng tạo khác. Ở nhiều trường học tại huyện Bình Xuyên, bản đồ tấm lớn được treo trước cổng trường nơi có nhiều học sinh qua lại, hay đóng thành phông cố định dùng trong lễ chào cờ đầu tuần. Còn tại TP.Vĩnh Yên, ngoài treo bản đồ, các trường còn lồng ghép hình thức viết thư gửi, quyên góp ủng hộ cờ Tổ quốc hay những chương trình giao lưu với nhân chứng lịch sử từng có thời gian công tác tại Trường Sa.

Anh Trần Việt Cường, Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc, cho biết: “Treo bản đồ tấm lớn ở các trường học để khơi dậy, nhắc nhở bạn trẻ cũng là sự tiếp nối của các hoạt động hướng về biển đảo có từ năm trước. Trước đó, thanh niên toàn tỉnh đã tự nguyện quyên góp 1.000 lá cờ, gửi gần 10.000 lá thư và ủng hộ hơn 70 triệu đồng chuyển qua Quân chủng Hải quân để gửi cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại Trường Sa”. Trên mỗi lá cờ gửi đến Trường Sa đều có thêu tên đơn vị quyên góp, sau thời gian tung bay ở quần đảo này, cờ sẽ được trao lại làm kỷ vật giáo dục truyền thống. Theo kế hoạch, đến cuối tháng 3, bản đồ tấm lớn khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phủ sóng các trường học trong toàn tỉnh.

Sách tiếng việt không có hình Hoàng Sa - Trường Sa

Lý giải về "sai sót" này, lãnh đạo NXB Giáo dục Việt Nam cho rằng, với diện tích 3cm x 5cm người vẽ không có đất để chú thích rõ ràng cho quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây chỉ là hình vẽ minh họa, không phải bản đồ hành chính nên có thể chấp nhận được.

Theo nhận định của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 tập 2 của NXB Giáo dục (Tái bản lần thứ 11) có thể được biên soạn từ thời kỳ chúng ta ít chú ý đến vấn đề chủ quyền dân tộc. Còn trong tình hình như hiện nay, khi vấn đề này đang ngày càng "nóng" và mang tính thời sự mới phát hiện ra thiếu sót này.

Trước đó, báo chí đưa tin, trang 78, sách tiếng Việt lớp 1 tập 2 (do bà Đặng Thị Lan Anh chủ biên), ở phần bài tập "Điền vần iêt hay uyêt?" có minh họa bản đồ Việt Nam nhưng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không được thể hiện hay chú thích rõ mặc dù các vùng miền khác của Việt Nam vẫn được tô màu, có chú thích và có bảng chú giải.

Cách lý giải của Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam - ông Lê Hữu Tỉnh, theo ông Quốc, chắc chắn sẽ gặp phải những phản ứng của xã hội.


Ông Quốc cho rằng, nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa là theo quy định của ngành giáo dục. Tuy nhiên, nhất là đối với những nhà sư phạm, nên làm cho trẻ ngay từ đầu phải có ý thức rằng đã nói đến bản đồ là phải nói đến 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo ông Quốc, trẻ em sẽ ý thức được Phú Quốc hay Côn Lôn nếu không thể hiện trên bản đồ thì cũng không cần quan tâm nhưng tại sao Hoàng Sa, Trường Sa phải thể hiện trên bản đồ? Dần dần lớn lên các em sẽ hiểu hơn, ý thức hơn về chủ quyền dân tộc.

 

Bạn cần xem nội dung:

Đề thi môn Địa 2012 liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa

Đề thi môn địa khối c 2012 đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa

 

 

Kenhtuyensinh

Tổng hợp