Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời (BillGates).
A-Approach: Tiếp cận, bắt đầu bằng một tâm trạng thoải mái, một thái độ tích cực.
Hãy tạo cho mình một tâm trạng thoải mái trước khi bắt đầu học, bạn hãy chọn cho mình một khoảng không gian, thời gian, một thái độ phù hợp cho việc học Nếu được bạn nên sắp xếp cho mình một lịch học sao cho phù hợp với năng lực bản thân. Và cần đảm bảo trong suốt quá trình học bạn không bị tác động, ảnh hưởng bởi những yếu tố như máy tính, điện thoại, tivi……
S- Select: Phương tiện, công cụ giúp ích cho học tập của bạn.
Bạn có thể chuẩn bị một cây viết hightlight để gạch chân những vấn đề bạn cần phải tìm hiểu thêm chẳng hạn. Bạn cũng đừng bao giờ nghĩ đến việc cứ chất nhiều sách vở, tài liệu lên bàn với hi vọng sẽ đọc xong hết, hãy để lại những tài liệu mà bạn có thể đọc xong trong một thời gian nhất định. Và bạn cũng nên tạo cho mình một thói quen đọc trước những mục lục, hay là ghi chú những câu hỏi đặt trước khi đọc. Đó là cách giúp bạn tiết kiệm được thời gian, hạn chế những lan mang trong quá trình tìm kiếm thông tin, cũng như trách được việc đọc mà không hiểu mình đang đọc gì.
P_Put together: Tóm tắt, tổng hợp, nhắc lại những gì bạn đã học được.
Khi bạn đã học được một phần, hãy dừng lại và tự đánh giá xem khả năng ghi nhớ của mình được tới đâu và sau đó hãy chuyển chúng sang ngôn ngữ của chính bạn, hoặc bạn có thể sử dụng bằng cách tóm tắt mà bạn cho là dễ nhớ nhất như vẽ sơ đồ tư duy, mục lục, minh họa, bảng so sánh, biểu đồ.Ư
I_Inspect: Kiểm tra
Trong quá trình đọc và tự học sẽ có những phần bạn chưa hiểu, thì đây là lúc bạn dành nhiều thời gian cho việc tìm hiểu sâu hơn về phần đó bằng nhiều cách khác nhau như xem tài liệu khác, tham khảo ý kiến từ thầy cô, bạn bè cùng lớp.
R — Reconsider: Xem xét, so sánh lại những gì bạn đã tổng hợp được.
Kiến thức mà bạn đã tiếp thu so với các câu hỏi bạn đặt ra, những ứng dụng mà bạn đang tìm kiếm. Đừng quên biến đổi những kiến thức đó thành của mình, sao cho khi truyền đạt đến người khác thì họ cảm thấy hấp dẫn bổ ích.
E — Evaluate: Đánh giá.
Ước đoán những phần bạn học sẽ giúp ích được gì trong những bài kiểm tra sắp tới. Sau đó hãy tự đặt ví dụ về một câu hỏi và thử tự mình trả lời để rút ra những kinh nghiệm cần thiết khi làm bài chính thức như thời gian hoàn thành, độ dài cần thiết, những ý chính …
Không khó đúng không nào, tại sao không, hãy bắt tay vào xây dựng cho mình một cách học đại học hiệu quả ngay thôi nào.
Theo Kenh14.vn