Tôn trọng bản thân: Nếu bạn không chú ý mức độ tôn trọng bản thân mình thì khi mọi người đưa ra đề nghị bạn sẽ không đủ sáng suốt mà đáp ứng hoặc cự tuyệt. Bạn có thể trở nên bực bội, thoái thác trách nhiệm hoặc tìm cớ để tránh đưa ra quyết định. Một khi không tin vào bản thân, không đánh giá mình một cách tích cực, không cảm thấy mình có giá trị, không đủ khả năng, không thể đối phó thì chúng ta sẽ không thể đối phó hay không có khả năng đúng như những gì chúng ta tự nghĩ. Khi chúng ta không tôn trọng bản thân, nghĩa là chúng ta tự đặt những rào cản giới hạn lên khả năng đối phó với những thay đổi, những thách thức trong cuộc đời của mình.
Học từ những việc mình làm: Người kiên định tự tin không muốn thất bại, nhưng nếu thất bại, họ cũng có thể rút ra bài học từ những việc mình làm, không để giẫm chân tại chỗ. Khi chịu sự phê bình, họ mong muốn hiểu rõ sự việc, xem xét tình thế, cẩn thận xem xét nội dung phê bình, sau đó tự hỏi mình: “Tôi có thể làm tốt hơn được chăng?”. - Một khi bạn tự hỏi: “Mình học được điều gì từ sai lầm này và mình sẽ nên làm gì?”, là bạn đã tiến một bước dài.
Chủ động điều chỉnh: Xảy ra sai sót là không thể tránh khỏi, người kiên định tự tin sẽ chủ động đưa ra điều chỉnh. Sự chủ động bao gồm, phát hiện vấn đề - nhận lỗi đối với hành vi tạo ra hậu quả - giải thích rõ mục tiêu hoặc hành động sau này – và áp dụng sự điều chỉnh cẩn thận, tỉ mỉ chặt chẽ.
Mở rộng tầm nhìn: Người kiên định tự tin thường hình dung được cảnh tượng thành công trước khi hành động. Còn người tư duy không cao lại tưởng tượng sự thất bại trước khi hành động, tinh thần do vậy mà chịu tổn hại. Sự khác biệt giữa xây dựng tầm nhìn và ảo mộng là ở chỗ: Xây dựng tầm nhìn để có thể đưa ra quyết sách, giải quyết vấn đề, và vì thực hiện mục tiêu mà hành động. Ảo mộng gần như là hoang tưởng, muốn đạt được mà không phải nỗ lực. Người mơ giữa ban ngày nói mọi người nên làm cái gì đó để giúp thực hiện mục tiêu mà họ hy vọng đạt được, hoặc kiếm cớ lý do vì sao để thoái thác.
Những người kiên định tự tin có thể nắm bắt cơ hội trước mắt và có đủ dũng khí cùng kỹ năng dẫn đầu sự thay đổi khi cần thiết. Chúng ta đặt ra những câu hỏi về bản thân và quyết định mình sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai. Bạn có muốn thay đổi? Bạn nên áp dụng cách hỏi chính mình để xây dựng tầm nhìn tích cực: “Nếu mọi sự đã hoàn mỹ thì chúng ta còn có thể làm gì?” Cho nên, nếu chúng ta có thể sáng tạo, thay đổi, thì sự vật này sẽ là cái gì?
Theo Tri thức trẻ