Phải luôn giải quyết trước những vấn đề có thể phát sinh, để sau này chúng ta không phải lo lắng về nó nữa.

Phương pháp giải quyết vấn đề đã được các nhà quản lý áp dụng và chứng minh tính thực tiễn. Bạn có thể áp dụng khi cần giải quyết vấn đề nào đó trong công việc gồm 7 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Tìm hiểu và xác định vấn đề

Bước đầu tiên của quá trình là tìm hiểu và xác định vấn đề (có thể diễn giải cho người khác hiểu được).

-          Vấn đề có thể là khó khăn làm cản trở kết quả ta mong muốn hay cũng có thể là sự xác định sai hướng tạo nên một kết quả khác với điều ta mong muốn.

-          Để xác định một vấn đề cụ thể, phải nhớ rằng, chỉ mô tả nó (gồm cả nguyên nhân và hậu quả) chứ chưa đề cập đến cách giải quyết. 

Học cách phán đoán và giải quyết vấn đề - Ảnh 1

Bước 2: Xác định mục tiêu 

-          Xác định mục tiêu tức là xác định kết quả ta muốn đạt được.

-          Mục tiêu có thể là một hành động ta muốn thực hiện hay muốn người khác thực hiện.

Bước 3: Đưa ra các khả năng lựa chọn

Ở bước này ta đưa ra càng nhiều cách giải quyết càng tốt, để có nhiều giải pháp lựa chọn tốt hơn giải pháp đầu tiên nhằm đạt được mục tiêu mà ta đã xác định trước đó. Lưu ý rằng, trong bước này ta chỉ đưa ra các giải pháp có thể được chứ không đánh giá và chưa lựa chọn chúng.

Bước 4: Phát triển kế hoạch hành động

Bước phát triển này có 2 giai đoạn:

-          Đánh giá những giải pháp đã đưa ra để chọn một hay nhiều giải pháp thích hợp.

-          Thay đổi giải pháp được chọn một cách linh hoạt cho đến khi xây dựng được kế hoạch hành động phù hợp nhất. Có thể thêm vào những giải pháp khác trong suốt giai đoạn lên kế hoạch hành động.   

Bước 5: Phán đoán và tìm giải pháp cho những vấn đề có thể phát sinh.

Hãy tự hỏi mình: “ Giải pháp này sẽ đưa ta đến đâu” luôn luôn hữu ích. Bằng cách tự hỏi mình và hình dung sự việc, bạn có thể tiết kiệm năng lực và giúp người khác hoạt động hiệu quả hơn…

-  Ta phải luôn cân nhắc các giải pháp hoặc hành động dự tính của mình. Sau đó điều chỉnh và củng cố chúng để thấy được và giải quyết những rủi ro tiềm ẩn. (Hơn 50% các thất bại xảy ra là vì người thực hiện đã không phán đoán, hình dung trước được các vấn đề).

-  Hình dung trước các trở ngại sẽ gặp phải và tìm giải pháp cho các vấn đề có thể phát sinh. Tập cho mình khả năng phán đoán những vấn đề tiềm ẩn và linh động thay đổi kế hoạch để giải quyết chúng, tránh thêm nhiều vấn đề khác có thể xảy ra.  

Học cách phán đoán và giải quyết vấn đề - Ảnh 2

Bước 6: Liên hệ

Ở bước này, chúng ta phải xác định cá nhân hay tập thể nào có khả năng ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch hành động của mình. Sau đó cần cung cấp thông tin cho họ một cách tốt nhất (và chọn lựa cách thức liên hệ sao cho phù hợp với từng đối tượng)

Bước 7: Thực hiện

Bước cuối cùng trong quá trình thực hiện này liên quan đến nhiều thứ. Chỉ đến khi ta đạt được hết những mục tiêu đã đề ra từ trước thì mới có thể xem như là giải quyết xong một vấn đề. Như vậy, bước “thực hiện” bao gồm những quá trình tiếp theo sau đó và cả việc giám sát sự hoàn thành của từng mục tiêu mà ta đã đề ra. Điều quan trọng nhất ở đây chính là biết phán đoán, hình dung và giải quyết trước những vấn đề có thể phát sinh bất cứ khi nào có thể, có nghĩa là phải biến nó thành thói quen của mình. Bí quyết chính là ở chỗ phải áp dụng chúng, sống với chúng, cách ta áp dụng phương pháp này vào công việc và cuộc sống của mình như thế nào.

Theo hieuhoc.com