Trong một cuộc họp với sự góp mặt của toàn thể nhân viên công ty, bạn mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình về chiến lược giúp công ty tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận đáng kể. Nhưng khi vừa dứt lời, sếp lại tỏ ra không hề chú ý đến những gì bạn vừa nói, thậm chí còn cho rằng đó là những ý kiến mơ hồ, không rõ ràng dù bạn và các đồng nghiệp đều hiểu là bạn nói đúng.
Một khi, ý kiến xác đáng của bạn bị gạt bỏ với những lý do hết sức vớ vẩn, bạn có nên tiếp tục bảo vệ ý tưởng của mình hay từ bỏ công ty?
Theo Joshep Grenny, đồng tác giả của "Cuộc trò chuyện quan trọng", việc ứng xử lúc này rất quan trọng. "Bạn và sếp có thể bất đồng về quan điểm, nhưng bạn vẫn nên thể hiện sự tôn trọng với sếp, không nên vì chuyện đó mà ảnh hưởng đến mối quan hệ vốn đang hòa thuận". Theo đó, Grenny đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Trao đổi thẳng thắn
Khi đã biết ý kiến của mình là đúng, điều quan trọng nhất là cần phải khẳng định và bảo vệ quan điểm của mình. Đừng vì cả nể hay nịnh bợ mà chấp nhận những điều sếp nói, kể cả khi biết là vô lý. "Khả năng làm chủ cuộc đối thoại là rất quan trọng, nhất là tại nơi làm việc. Những người gặp khó khăn trong việc điều khiển cuộc họp thường sẽ gặp những rắc rối với các đồng nghiệp khác một khi có ý kiến trái chiều đặt ra".
Vì thế, hãy học cách xử lý tình huống, bình tĩnh đón nhận ý kiến đối nghịch, công nhận ý kiến của mình và đề nghị có những cuộc họp mới để trao đổi về vấn đề một cách thấu đáo hơn.
4 lời khuyên giúp hóa giải bất đồng với sếp
Hãy gạt bỏ những vướng mắc, tập trung trao đổi về công việc để tìm hướng đi thống nhất chung. giúp sếp yên tâm
- Chọn thời điểm phù hợp
Nếu bạn không đồng ý với quyết định của sếp, điều tệ nhất là bạn phản ứng gay gắt với sếp ngay trước mặt mọi người hoặc gửi email tỏ vẻ bực bội, khó chịu. Đó có thể được hiểu là lời tuyên chiến của bạn với sếp.
Theo chuyên gia tư vấn Andea Kay, hãy chắc chắn bạn chọn đúng thời điểm để bày tỏ ý kiến với sếp. "Nên nhớ, việc phản đối, thách thức sếp ngay tại cuộc họp là một ý tưởng hoàn toàn sai lầm, gây cho bạn không ít phiền toái về sau".
Một điều cần chú ý nữa là bạn không nên xông thẳng vào phòng sếp để tranh luận mà hãy đề xuất sắp xếp một cuộc họp riêng.
- Thái độ tích cực
Đừng bắt đầu cuộc đối thoại với thái độ gay gắt, thiếu thiện chí. Hãy gạt bỏ những vướng mắc, tập trung trao đổi về công việc để tìm hướng đi thống nhất chung.
Bennington khuyên bạn nên mở đầu bằng một câu nói thể hiện sự lạc quan, tích cực với công việc hiện tại. "Sau đó, thể hiện mối quan tâm thực sự của mình và đưa ra đề nghị để giải quyết công việc tốt hơn. Nếu sếp tỏ ra quá cẩn trọng, giữ mình ở thế thủ, bạn nên tìm cách trấn an họ với những ý định tích cực, để sếp có thể thoải mái chia sẻ những lo lắng".
- Tập trung vào công ty
Theo Kay, bạn nên đưa ra các câu hỏi trong những tình huống khác nhau, trình bày những tác động của nó đến công ty để giúp sếp nhận ra, ý tưởng của bạn là phù hợp. Sự so sánh tương quan lúc này là cách giúp sếp thấy rõ hơn vấn đề cũng như tâm huyết của bạn dành cho công việc.
Dù cố gắng hóa giải mọi bất đồng với sếp nhưng bạn cũng đừng nản chí, thất vọng nếu sếp không thay đổi lập trường. Việc bày tỏ ý kiến cá nhân là tốt cho công ty và cho sếp thấy bạn thực lòng quan tâm đến sự thành bại của công ty, còn lựa chọn và quyết định thế nào lại là việc của sếp.
Theo Bưu điện Việt Nam