Kết quả kiểm tra của Bộ GD&ĐT cho thấy đủ cơ sở để xác định có dấu hiệu tội phạm hình sự đối với hành vi của ông Vũ Trọng Lương trong việc điều chỉnh điểm cho thí sinh tại Hà Giang.

> Đặt ra câu hỏi cho Bộ GD&ĐT: "Kỳ thi 2 trong 1 có còn phù hợp nữa không?"

Phát hiện 114 thí sinh được nâng điểm trong vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang

Hành vi của ông Vũ Trọng Lương trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 có dấu hiệu tội phạm hình sự - Ảnh 1

Vụ việc ông Vũ Trọng Lương - Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang - có hành vi sửa điểm hơn 330 bài thi của 114 thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 vừa qua. Đây không chỉ là một xì-căng-đan gây chấn động dư luận cả nước mà còn là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Hành vi này đã bị phát hiện với những chứng cứ rất rõ ràng. Các bài thi bị sửa điểm, số điện thoại của ông Lương nhận tin nhắn từ một số người thông báo số báo danh, tên thí sinh để ông Lương sửa điểm là tài liệu, vật chứng của vụ án hình sự...

Cơ quan chức năng cần thu thập ngay các tài liệu này, nhất là số điện thoại, nội dung tin nhắn, nội dung các cuộc gọi từ số máy của ông Lương đến các số máy khác và ngược lại. Các dữ liệu này nếu chậm thu thập sẽ có nguy cơ bị xóa dấu vết, làm cho việc thu thập chứng cứ gặp khó khăn.

Hành vi của ông Vũ Trọng Lương trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 có dấu hiệu tội phạm hình sự - Ảnh 2

Để việc thu thập tài liệu, vật chứng vụ án được thuận lợi, đúng pháp luật thì các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nhanh chóng khởi tố vụ án để tiến hành điều tra, xác minh. Kết quả điều tra, xác minh này sẽ là căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự của cá nhân có liên quan.

Về hành vi của ông Vũ Trọng Lương, qua kết quả kiểm tra của Bộ GD&ĐT cho thấy đủ cơ sở để xác định có dấu hiệu tội phạm hình sự.

Theo điểm d, khoản 1, điều 48 Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT (ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) quy định: Đề nghị xử lý hình sự đối với người tham gia tổ chức thi là công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy chế thi (bị phát hiện trong kỳ thi hoặc sau kỳ thi), nếu có một trong các hành vi sai phạm sau đây: Sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh; Cố ý chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong bảng điểm.

Hành vi của ông Vũ Trọng Lương trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 có dấu hiệu tội phạm hình sự - Ảnh 3

Với những gì báo chí đăng tải kết quả ban đầu, có thể thấy việc ông Lương cố ý sửa điểm trên 330 bài thi của 114 thí sinh dẫn đến làm sai lệch kết quả thi là hành vi có dấu hiệu của tội "Giả mạo trong công tác" được quy định tại điều 359 BLHS 2015. Theo quy định của điều luật này, đối với hành vi sửa chữa từ 11 giấy tờ trở lên thuộc trường hợp rất nghiêm trọng và có thể bị chế tài theo khoản 4 với mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là sự việc vừa qua liệu có dừng lại một mình ông Lương thực hiện không hay còn ai tham gia? Điều này, cơ quan chức năng cần sớm làm rõ. Đồng thời, việc sửa điểm này vì động cơ, mục đích gì? Những thí sinh được sửa điểm có phải là con cháu các lãnh đạo ở địa phương không? Việc sửa điểm của ông Lương có nhận lại lợi ích vật chất hay chỉ đơn thuần là sửa cho người quen?

Rất nhiều câu hỏi cần phải được giải đáp trong vụ việc này mà muốn giải đáp thì cần phải khởi tố vụ án để điều tra theo quy trình tố tụng hình sự.

Theo Người lao động - Kênh tuyển sinh

Cán bộ khảo thi Hà Giang phù phép: "Từ 8 em chưa nổi 10 điểm 3 môn đến thủ khoa của A1"

Các tiêu chí và mức điểm sàn tuyển sinh 2018 nhóm ngành sư phạm