Hi vọng một vài lời khuyên dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc ra quyết định: 

Ngừng tìm kiếm sự hoàn hảo 

Rất nhiều nhà quản lý danh tiếng chia sẻ họ thích nhận được bản báo cáo ( dù chỉ hoàn thành được 80%) sớm vài tiếng hơn là nhận báo cáo muộn 5 phút dù nó đã được hoàn thành 100%. Câu chuyện này cho thấy: Không nên kỳ vọng mọi thứ phải thật hoàn hảo. Thay vì tìm kiếm những điều không thể, người ra quyết định hiệu quả có xu hướng nắm lấy ngay mọi cơ hội, và tin tưởng rằng quyết định của họ là chính xác. 

Độc lập 

Người đưa ra quyết định tốt là người độc lập kể cả khi hợp tác với người khác. Họ có xu hướng để những người giỏi nhất bên mình và hỏi ý kiến của mọi người. Ví dụ, trong một cuộc thảo luận với một nhóm chuyên gia, họ sẽ không bao giờ hỏi:" Tôi nên làm gì?". Thay vào đó, câu hỏi của họ sẽ là:" Anh/ chị nghĩ gì về việc này?" Họ sẽ nhận được những ý kiến của mọi người, phân tích và ra quyết định. 

Giúp bạn dứt khoát hơn khi ra quyết định trong công việc  - Ảnh 1

Biết thời điểm nên nghỉ ngơi

Những ý tưởng sẽ đến khi bạn ít mong đợi nhất. Cũng tương tự như việc bỗng nhiên bạn nhớ ra tên một diễn viên mà bạn nghĩ là mình đã quên. Thật đơn giản, bạn chỉ cần để bộ não nghỉ ngơi một chút, hoặc tập trung sang một vấn đề khác, não của bạn sẽ có cơ hội kiểm tra mọi dữ liệu. Từ đó, bạn sẽ có sự phân tích logic và đưa ra quyết định một cách chính xác nhất. 

Chú ý tới trực giác 

Trực giác cũng có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Một quyết định có thể giải quyết một vấn đề, nhưng mọi vấn đề sẽ không thể được giải quyết chỉ với một quyết định. Đôi khi, việc ra quyết định phụ thuộc nhiều vào trực giác hơn là phân tích. Ví dụ, để quyết định nên chọn lựa 1 trong 2 đại lý tiềm năng, bạn sẽ phải dựa vào trực giác của mình để đưa ra quyết định cuối cùng. 

Giúp bạn dứt khoát hơn khi ra quyết định trong công việc  - Ảnh 2

Thẳng thắn nhận lỗi 

Không ai là người hoàn hảo và không phải lúc nào mọi việc cũng xảy ra như theo ý muốn của chúng ta. Đôi khi, quyết định của bạn là sai lầm dù bạn đã cố gắng cân nhắc kỹ lưỡng trước. Khi đó, hãy trung thực nhận sai và sửa sai. Thậm chí, nếu ra quyết định sai, bạn sẽ nhận được nhiều sự tôn trọng và lòng trung thành hơn từ nhân viên khi biết nhận sai và giải quyết nó một cách tốt đẹp thay vì tìm cách giấu giếm chúng.

  Theo Dân Trí