TOEIC là một trong những chứng chỉ được nhiều người quan tâm, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về TOEIC là gì? Học TOEIC để làm gì? Bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ về chứng chỉ này và có động lực phấn đấu đạt được kết quả cao hơn.

>Những câu hỏi tiếng anh cơ bản cho người mới bắt đầu

>Cấu trúc và cách dùng các thì trong tiếng anh

TOEIC là gì?

TOEIC (được viết tắt bởi Test Of English For International Communication) là một kì thi nhằm đánh giá trình độ tiếng Anh của những người sử dụng ngôn ngữ này trong môi trường làm việc, giao tiếp quốc tế. Sau khi trải qua kì thi này, kết quả sẽ giúp bạn nhận biết được  khả năng sử dụng anh ngữ trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, du lịch,...

Ở Việt Nam, kì thi TOEIC đầu tiên diễn ra vào năm 2001 do IIG Việt Nam đại diện độc quyền tổ chức cuộc thi. Và kì thi này được phổ biến, lan rộng hơn khoảng 5 năm sau đó.

Giải đáp thắc mắc “Học TOEIC để làm gì” - Ảnh 1

Cũng như những chứng chỉ khác, TOEIC chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm. Sau khoảng thời gian này, TOEIC sẽ không còn giá trị nữa. Nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng chứng chỉ anh ngữ quốc tế này thì cần phải ôn luyện lại.

Rất nhiều người thắc mắc tại sao những chứng chỉ tiếng anh lại chỉ có giá trị ngắn hạn mà không phải là vĩnh viễn. Thực chất, sau 2 năm tiếng anh có thể sẽ cải tiến hơn, còn trình độ anh ngữ của bản thân mình có thể bị tụt dốc, chính vì vậy để đánh giá khả năng sử dụng tiếng anh chính xác hơn thì cần phải ôn luyện và thi lại TOEIC.

Ngày 15/8/2018 vừa qua, IIG Việt Nam đã có thông báo chính thức sẽ thay đổi cấu trúc đề thi TOEIC. Cấu trúc mới này sẽ được áp dụng vào ngày 15/02/2019. Những sĩ tử có dự định ôn thi TOEIC nên chú ý và cập nhật những thông tin về kì thi thường xuyên để có phương pháp ôn thi tốt hơn.

Học TOEIC để làm gì?

Một trong những sai lầm lớn của nhiều sĩ tử là chưa xác định được mục đích học TOEIC để làm gì? Khi bạn biết được bản thân muốn gì, cần gì, học để làm gì thì bạn sẽ có động lực phấn đấu hơn so với cứ học mà không có mục tiêu cho bản thân.

Đa số các trường Đại Học, Cao Đẳng ở nước ta hiện nay, đều sử dụng chứng chỉ này để làm điều kiện tốt nghiệp. Vì thế, đây chính là mục đích để các bạn sinh viên năm cuối nhất định phải đạt được chứng chỉ này tùy nào mức điểm của trường quy định. Thực chất, còn một số ít trường không sử dụng TOEIC làm điều kiện đầu ra mà vẫn còn sử dụng các chứng chỉ tiếng Anh A, B, C nhưng những sinh viên giỏi anh ngữ của các trường này đều lựa chọn kì thi TOEIC để đánh giá trình độ tiếng anh của mình.

Giải đáp thắc mắc “Học TOEIC để làm gì” - Ảnh 2

TOEIC cũng là một trong những chứng chỉ uy tín giúp bạn tự tin đi xin việc. Bạn đạt được mức điểm càng cao thì càng có lợi thế hơn trong việc ứng tuyển vào các doanh nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia có môi trường làm việc tiếng Anh. Những công ty nào dùng TOEIC làm điều kiện đầu vào khá cao ở khoảng mức 550-750 điểm.

Đồng thời, chứng chỉ này còn giúp bạn thăng tiến trong công việc. Môi trường làm việc nước ngoài, kì thi TOEIC sẽ giúp bạn sử dụng tiếng Anh thành thạo và tin tin giao tiếp, giao dịch với đồng nghiệp, khách hàng người nước ngoài. Khi đến kì xét duyệt điều kiện thăng chức, ngoài phải có chuyên môn giỏi thì khi bạn có chứng chỉ này sẽ là một lợi thế hơn cho bạn.

Hơn 150 quốc gia đang sử dụng chứng chỉ này để đánh giá trình độ tiếng Anh. TOEIC phổ biến ở Mỹ, Canada, Mexico và các nước khu vực châu Á. Chính vì vậy, chứng chỉ này còn là một tấm vé làm điều kiện giúp bạn đi du học. Một số trường tại Mỹ, Canada, Ba Lan, Hy Lạp, Đài Loan, Hàn Quốc,... đều chấp nhận TOEIC làm điều kiện đầu vào các trường Đại Học ở các nước này. Đặc biệt, bạn còn có cơ hội săn học bổng du học nếu có mức điểm thi TOEIC cao.

Hỵ vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng chỉ anh ngữ này và tạo động lực cho bạn luyện thi thật tốt. Cảm ơn bạn đã đọc và tìm hiểu về chủ đề “TOEIC là gì? Học TOEIC để làm gì?”. Để biết thêm nhiều thông tin, phương pháp học ôn thi TOEIC, bạn có thểm tìm đọc tại trang Tiếng Anh trên Kênh Tuyển Sinh.

Phương Nhi - Kênh Tuyển Sinh

>Giới từ trong Tiếng Anh

>Mệnh đề quan hệ - Relative clauses