Xưa nay việc bầu lớp trưởng thường khá khuôn mẫu, do cả lớp hay thầy cô bầu cử hoặc chính học sinh tự ứng cử. Nhưng ngày nay việc bầu ai làm lớp trưởng xuất phát từ những lý do "lạ lùng" khiến ai cũng giật mình.

Quy định học thêm không vượt quá 18 tiết/tuần đối với học sinh

Nội dung môn xác suất, thống kê có phù hợp với học sinh lớp 2?

Dù lớp trưởng có oai, nhiều đặc cách nhưng ai cũng né, tại sao? - Ảnh 1

Dù làm lớp trưởng có oai, nhận nhiều đặc cách nhưng ai cũng tránh né 

“Mai con lên xin thầy chủ nhiệm cho con nghỉ làm lớp trưởng chứ con thấy mệt mỏi quá. Các bạn vi phạm, con nhắc nhở thì bị các bạn ghét mà nếu con “lơ” đi thì con bị thầy la. Con không biết làm thế nào để vừa lòng mọi người, nên thôi không làm chức này nữa để chơi với bạn bè cho thoải mái”. Lời kể của một phụ huynh có con học lớp 6 giữ chức vụ lớp trưởng được 2 tháng.

Ở một khía cạnh "đau đầu" khác, nhiều em làm lớp trưởng do các bạn trong lớp ghét nên bầu để không có ai chơi. “Hằng tháng, lớp con luân phiên bầu lớp trưởng, tụi con cứ ghét bạn nào là đến kỳ bàn nhau bầu bạn đó làm nhiệm vụ này cho bõ ghét. Vì trong lớp không ai muốn làm lớp trưởng do sợ các bạn không chơi với mình”. Một học sinh lớp 5 ở Q10 cho hay.

Thực tế nhiều lớp trưởng phải "gánh vác" trọng trách "tay trái" cho thầy cô giáo chủ nhiệm, rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nhiều em tuổi còn nhỏ thực sự khó đưa ra cách giải quyết phù hợp vừa được lòng thầy cô vừa hòa nhã với bạn bè.

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia - Phân viện TP.HCM) cho biết: Lớp trưởng là người đóng vai trò cùng giáo viên giúp đỡ học sinh thi đua học tập tốt, rèn luyện trong các phong trào trường lớp. Bản thân người làm lớp trưởng sẽ có những tiến bộ vì có cơ hội học hỏi dẫn dắt các bạn, học được nhiều kĩ năng như quản lý lớp, hòa giải nếu có xung đột hay tự tin nói trước đám đông,...rất có ích cho trẻ trong tương lai. 

Tuy nhiên, hình ảnh của một lớp trưởng dần không còn đẹp trong mắt bạn bè nữa có lẽ nhiều giáo viên đã "chia sẻ" quyền lực, giao cho các em những công việc mà đáng lẽ giáo viên nên làm. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy, một số em "dương oai" với các bạn, tỏ thái độ hay sẵn sàng thay cô giáo xử lý vi phạm. Điều này khiến học sinh trong lớp không hòa đồng, bằng mặt nhưng không bằng lòng.

Để đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này thì giáo viên nên trả lại hình ảnh đẹp của lớp trưởng bằng cách giao cho em những công việc trong quyền hạn, định hướng đúng trong vai trò của một lớp trưởng, hướng dẫn, động viên để các em phát huy theo chiều hướng tích cực.

Theo Thanh niên