Những điều cần lưu ý khi du học Mỹ

1. Hồ sơ du học Mỹ của bạn gồm những gì?

- Hồ sơ cá nhân và bài luận

- Bảng điểm cấp 3

- Điểm các kỳ thi chuẩn hoá (standardized tests)

- Thư giới thiệu

- Hồ sơ tài chính

-  Lệ phí (có thể xin miễn).

2. Khi nào là hạn nộp hồ sơ du học?

- Mỗi trường khác nhau đều có một thời hạn nộp hồ sơ khác nhau. Bạn phải tìm hiểu trong trang web của trường để nắm rõ. Ngoài ra, cũng có nhiều hạn nôp, ví dụ như Regular Decision, Early Decision, Early Action.

DU HOC MY, VISA DU HOC MY, DIEU KIEN DU HOC MY, THU TUC DU HOC MY, THONG TIN DU HOC MY, KE HOACH DU HOC MY

Hình minh hoạ, chủ đề du học Mỹ, khái niệm cần biết khi du học Mỹ

3. Làm thế nào để nộp đơn đăng ký (application)?

- Bạn có thể vào website của trường và điền tên vào phần Request for Information để nhận được thông tin thêm về trường cùng đơn đăng ký. Thường thường các trường cũng có đơn đăng ký qua mạng, tạo điều kiện cho bạn điền các thông tin cá nhân và gửi bài luận. Hoặc bạn có thể dùng Common Application nếu trường của bạn chấp nhận (hầu hết các Liberal Arts College)

4. Bạn có phải nộp lệ phí tuyển sinh (application fee) không?

- Các trường có yêu cầu bạn nộp lệ phí tuyển sinh, mỗi trường có một lệ phí khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể xin miễn tiền này bằng cách gửi fee waiver, tạm dịch là đơn miễn lệ phí hoặc một số trường tự động miễn khoản tiền này khi bạn apply trực tiếp trên mạng.

5. Hồ sơ của tôi sẽ được đọc như thế nào?

- Hầu hết các trường đều đọc hồ sơ du học theo thư tự:

Đầu tiên, bảng điểm sẽ được xem xét, bởi đây là sự phản ánh rõ ràng nhất cho khả năng học tập của một học sinh.

Tiếp theo đó, những người trong ban tuyển sinh sẽ đọc các bài luận của bạn. Bài luận là một yếu tố rất quan trọng khi xét tuyển bởi vào đại học, bạn sẽ phải viết rất nhiều, đồng thời, qua bài luận, người đọc hồ sơ cũng sẽ hiểu thêm về tư cách cá nhân và phẩm chất của bạn. Sau khi đọc bài luận, ban tuyển sinh sẽ đọc thư giới thiệu và nhìn vào các hoạt động ngoại khoá của bạn. Một số trường có thể yêu cầu hoặc không bắt buộc bạn phải phỏng vấn, nhưng đây sẽ là cơ hội tốt để bạn thể hiện bản thân.

6. Thế nào là Early Decision?

- Early Decision thường có hạn nộp sớm hơn vào tháng 11. Khi bạn chấp nhận nộp Early Decision (ED), điều đó có nghĩa bạn bắt buộc phải nhập học nếu bạn được nhận. Bạn chỉ có thể apply một trường dưới dạng ED, nhưng vẫn có apply các trường khác dưới dạng Regular Decision. Tuy nhiên, một khi bạn được nhận bởi trường ED, bạn buộc phải rút khỏi các trường khác. Early Decision có tính chất ràng buộc, bạn phải ký bản cam kết khi bạn nộp hồ sơ, vì vậy, nếu bạn không tuân thủ, bạn có thể gặp một số rắc rối và điều này sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến việc ban tuyển sinh nhìn nhận sinh viên Việt Nam. Thí sinh nộp ED sẽ biết kết quả vào cuối tháng 12.

7. Thế nào là Early Action (EA)?

- Early Action cũng có hạn nộp và hạn trả lời sớm hơn so với Regular Decision, nhưng không có tính chất ràng buộc. Bạn có quyền từ chối trường nhận bạn dưới dạng Early Action và nhập học ở trường khác. Theo nhận xét chung, EA có những lợi thế hơn so với ED.

8. Thế nào là Regular Decision?

- Regular Decision là hạn nộp thông thường vào tháng 1. Tuy nhiên, hạn nộp của các trường rất khác nhau, có những trường có hạn đến tháng 4, tháng 5 hoặc muộn hơn, vì vậy bạn nên kiểm tra cẩn thận với mỗi trường.

9. Thế nào là Rolling Admission?

- Rolling Admission có nghĩa rằng trường không có một hạn nộp đơn nhất định nào. Nếu bạn gửi đơn sớm, bạn cũng sẽ nhận được thư trả lời sớm và ngược lại.

10. Nếu bạn nộp Early Decision, bạn có cơ hội được chấp nhận cao hơn không?

- Thường thường ban tuyển sinh của trường khuyến khích các học sinh đăng ký Early Decision nếu như đó là trường bạn yêu thích nhất. Những thí sinh nộp Early Decision sẽ phải cạnh tranh với ít đối thủ hơn và chứng tỏ được sự yêu thích của mình với trường, tất nhiên điều đó sẽ được xem xét khi đưa ra quyết định. Nếu như sinh viên không được nhận ở vòng Early Decision, hoặc họ sẽ bị đẩy lùi xuống xem xét cùng các sinh viên ở vòng Regular Decision, hoặc sẽ bị từ chối. Tuy nhiên, đối với các sinh viên Quốc Tế, đôi khi Early Decision không phải là một lựa chọn tốt, vì trường sẽ muốn có cơ hội xem xét nhiều học sinh quốc tế cùng nhau hơn để đưa ra quyết định về hỗ trợ tài chính.

11. Thế nào là Wait-list?

T- Vì các trường không thể chắc chắn số học sinh sẽ đồng ý nhập học, một số thí sinh sẽ được vào danh sách đợi (wait-list). Sau ngày 1/5, là ngày các thí sinh được nhận phải xác nhận mình có nhập học hay không, trường sẽ quyết định nhận thêm một số học sinh từ Wait-list. Tuy nhiên cơ hội này là khá thấp ở các trường đại học danh tiếng.

12. Hỗ trợ tài chính du học Mỹ (financial aid package) gồm những gì:

- Thông thường hỗ trợ tài chính từ 1 trường Đại học sẽ gồm có: + grants: tiền học bổng bạn sẽ không phải trả lại sau khi học xong + work study: tiền bạn sẽ được trả nếu làm thêm trong trường + Loan: tiền vay (tuy nhiên không phải trường ĐH nào cũng cho SV quốc tế)

13. Thế nào là need-blind policy?

- Need-blind policy có nghĩa rằng trường sẽ không quan tâm đến số tiền hỗ trợ tài chính bạn xin, cho dù tài chính của gia đình bạn ít hay nhiều điều đó cũng không ảnh hưởng đến quyết định tuyển sinh của trường.

14. Thế nào là need-aware/need sensitive policy?

- Need-aware/ need sensitive có nghĩa rằng tài chính của học sinh cũng sẽ được xem xét bên cạnh các yếu tố tuyển sinh quan trọng khác ( đề cập ở phía trên) khi đưa ra quyết định. Nói ngắn gọn, nếu bạn xin quá nhiều tiền, điều đó có thể là một bất lợi đối với bạn và ngược lại, nếu bạn không xin bất kỳ hỗ trợ nào, cơ hội được nhận của bạn sẽ cao hơn.

15. Các kỳ thi chuẩn hoá là gì?

- Để xin du học ở các trường đại học nước ngoài, trước hết bạn buộc phải có các bài thi chuẩn hoá về tiếng Anh. Ví dụ để học ở Mỹ bạn sẽ phải có điểm TOEFL, ở Anh, Úc bạn sẽ phải có điểm IELTS. Đặc biệt ở Mỹ, ngoài kỳ thi kiểm tra về tiếng Anh, phần lớn các trường sẽ yêu cầu bạn tham dự kỳ thi SAT hoặc ACT (dành cho những người vào ĐH, kể cả người Mỹ), hoặc GRE (dành cho những người học cao học).

16. Thế nào là TOEFL?

- TOEFL là viết tắt của cụm từ “Test Of English as a Foreign Language”, có mục đích kiểm tra khả năng tiếng Anh của một người không dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Bài thi gồm có 5 phần, kiểm tra 5 kỹ năng: Viết, Nghe, Ngữ pháp, Đọc, và Nói.

17. Thế nào là SAT I?

- Là bài kiểm tra được tổ chức bởi College Board dành cho tất cả mọi người đăng ký vào Đại học của Mỹ, kể cả học sinh Mỹ. SAT I gồm có 3 phần: Viết, Tiếng Anh và Toán.

18. Thế nào là SAT II?

- Thay vì kiểm tra 3 kỹ năng chung: Viết, Tiếng Anh, và Toán, SAT II còn được gọi là Subject tests, kiểm tra thí sinh vào kỹ năng của từng môn. Nếu là bắt buộc, các trường thường yêu cầu 2 môn SAT II.

19. Có cần đạt được một điểm SAT hay TOEFL tối thiểu để được học bổng du học Mỹ?

- Vì mỗi trường có một chính sách riêng đối với các loại học bổng khác nhau, bạn nên nghiên cứu kỹ website cũng như các tài liệu của trường gửi để xem các yêu cầu đối với từng loại học bổng.

20. Thế nào là GPA?

- GPA là viết tắt của Grade Point Average - tức là điểm trung bình

21. Thế nào là weighted GPA?

- Vì các trường không thể chắc chắn số học sinh sẽ đồng ý nhập học, một số thí sinh sẽ được vào danh sách đợi (wait-list). Sau ngày 1/5, là ngày các thí sinh được nhận phải xác nhận mình có nhập học hay không, trường sẽ quyết định nhận thêm một số học sinh từ Wait-list. Tuy nhiên cơ hội này là khá thấp ở các trường đại học danh tiếng.

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, việc làm thêm khi chọn du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.