Sau những trào lưu biến chữ viết thành hình tam giác, tròn, vuông gây dậy sóng trên mạng xã hội, ngày 08/09, GS Tiến sĩ Khoa học Hồ Ngọc Đại đã có buổi đối thoại về chương trình cải cách sách tiếng Việt lớp 1 tránh gây hiểu lầm cho các bậc phụ huynh.

Chùm ảnh vui nhộn ngày khai giảng năm học mới

Những hình ảnh 'lầy lội' khó quên một thời học sinh

Bắt đầu buổi hội thảo, GS Hồ Ngọc Đại kể lại một câu chuyện từ ngày ông còn là một giáo viên dạy Toán. Đó là trong một tiết học có người dự giờ, ông đã bỏ giáo án đề dạy bởi ông thấy có những bất cập khi dạy mà dựa quá nhiều vào giáo án.

"Sau đó có 2 luồng dư luận, một bảo tôi vô kỷ luật khi bỏ giáo án, luồng còn lại là lắng nghe ông Đại xem cái lý của ông ấy là gì. Các bạn dự có một tiết, nhưng tôi chịu trách nhiệm tới cả một đời học sinh", GS Đại nói.

Đối thoai cùng GS Hồ Ngọc Đại về cải cách tiếng Việt

Năm 1971, sau khi đọc triết học của Các Mác và Ph. Ăng ghen, tôi mới tìm ra được giải pháp. Do vậy mọi nghiên cứu của tôi đều dựa trên triết học và tâm lý học. Triết học là định hướng còn tâm lý học là thực thi. Khi có nền tảng tâm lý học hiện đại và triết học vững chắc để tôi xử lý giáo dục. Tôi là người có ý thức xây dựng về lý thuyết giáo dục. Tôi có cả bộ sách nói về lý thuyết giáo dục nhất quán từ đầu đến cuối”. - GS Đại cho biết.

Trong suốt buổi hội thảo, GS Đại đã dành thời gian nói về hành trình đổi mới và những khó khăn mà ông vấp phải. Đã có lúc ông thất bại nhưng nhà giáo này tự động viên, thất bại ấy chỉ là tạm thời.

Đối thoai cùng GS Hồ Ngọc Đại về cải cách tiếng Việt

Những ngày đầu khi thành lập Trường tiểu học Thực nghiệm, ông thường hỏi các ông bố bà mẹ là các con đi học về có vui không? Có hạnh phúc không? Ông cũng đặt câu hỏi này với bố mẹ của GS Ngô Bảo Châu - một trong những người đã từng là học sinh ở Trường tiểu học Thực nghiệm.

Trong buổi trò chuyện, ông cũng luôn khẳng định một điều: “Tôi làm giáo dục tức tác động vào đời sống xã hội nên phải có trách nhiệm. Trẻ con phải được học những thứ chưa ai học. Nền giáo dục hiện đại là làm sao để trở thành chính nó chứ không noi gương ai.

Đối thoai cùng GS Hồ Ngọc Đại về cải cách tiếng Việt

Nhiều người hiện nay thường dạy con theo kiểu noi gương các bậc thánh hiền, tôi thì không, bởi đó là nền giáo dục đầy ảo tưởng. Nhiều người so sánh “cậu ấy đẹp trai như anh hàng xóm”, tại sao lại so sánh như thế, nó phải là chính nó”.

Và điều mấu chốt ông muốn đưa ra là: "Bố mẹ không có quyền áp đặt trẻ con, hãy để các con có quyền. Hãy tạo cho trẻ con được hưởng những cái mới chưa ai có. Không thể bác bỏ những cái cũ nhưng cần phải có một nền giáo dục mới nhất để trẻ con được hưởng những thành tựu đó".

Đối thoai cùng GS Hồ Ngọc Đại về cải cách tiếng Việt

Trong thời gian gần đây, nhiều người hiểu sai ý về cách đổi mới chương trình dạy học lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại dẫn đến những trào lưu gây sốt trên mạng xã hội. Trong số đó, có khá nhiều phụ huynh học sinh cảm thấy bức xúc vì cách đổi mới.

Theo một cách tự nhiên mà nói, việc thay đổi cần có thời gian để thích nghi và thấy được hiệu quả của nó. Huống gì đây là cả một chương trình giáo dục đang được thủ nghiệm, vì vậy, không thể nào tránh khỏi những bất cập và phản đối của dư luận.

Chúng ta phải có một cái nhìn tổng quát hơn về chương trình công nghệ, không thể lấy một góc sách ra để chế giễu.

Theo Dân trí - Kênh tuyển sinh

Phụ huynh "khổ sở" với vở luyện viết dành cho học sinh tại tỉnh Quảng Nam

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục với quy mô gần 24 triệu học sinh