Trường ĐH Luật TP.HCM tổ chức kiểm tra năng lực

Trong hai ngày 18 và 19-9, Trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức kiểm tra năng lực  dành cho sinh viên Khóa 40 (ngành Luật và Quản trị - Luật).

Trước đó Trường Đại học Luật TP. HCM đã xây dựng phương thức tuyển sinh gồm hai bước: Bước 1: xét tuyển điểm trung bình chung của tổ hợp 3 môn thuộc các khối thi truyền thống (gồm học bạ và điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia theo cụm do các Trường Đại học chủ trì). Chỉ những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ ở bước này mới được Trường thông báo tham gia làm bài kiểm tra đánh giá năng lực ở bước 2. Bước 2: tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực. Nội dung kiểm tra liên quan đến 4 lĩnh vực: kiến thức về xã hội tổng hợp, kiến thức về pháp luật, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tư duy logic, IQ.

Tuy nhiên, sau đó trường đánh giá, do đây là năm đầu tiên triển khai phương thức thi THPT Quốc gia, kết quả thi này làm cơ sở để các trường ĐH, CĐ xét tuyển. Thí sinh cần nhiều thời gian để tiếp cận điểm thi, cân nhắc lựa chọn trường ĐH, CĐ.

Theo đó, Hội đồng tuyển sinh Nhà trường quyết định không tổ chức kỳ kiểm tra đánh giá năng lực vào ngày 05-8-2015. Tuy nhiên bài kiểm tra năng lực vẫn được Nhà trường tổ chức kiểm tra đối với sinh viên ngành Luật để xét tuyển vào các chuyên ngành Luật và các Lớp Chất lượng cao.

Điểm trúng tuyển vào Trường Đại học Luật TP.HCM năm 2015 căn cứ vào kết quả 3 năm học THPT theo tổ hợp 3 môn thuộc các khối thi truyền thống (chiếm tỷ trọng 20%) và kết quả thi THPT Quốc gia do các Trường Đại học chủ trì (chiếm tỷ trọng 80%).

Trường tự ý tuyển sinh trái tuyến

Ông Bùi Tấn Nhã, Phó trưởng phòng GD-ĐT TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) xác nhận Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (P.Phước Hòa) có nhận trái tuyến nhiều học sinh (HS) vào lớp 1.

Theo chủ trương tuyển sinh năm học 2015 - 2016 được UBND TP.Tam Kỳ phê duyệt, Trường Nguyễn Thị Minh Khai chỉ được mở 3 lớp 1, quy mô 35 HS/lớp, tổng cộng có 105 HS tại P.Phước Hòa được tuyển vào. Tuy nhiên, trong quá trình tuyển sinh, nhiều HS tại các phường khác nộp hồ sơ vào Trường Nguyễn Thị Minh Khai. Sau đó, trường đã xin ý kiến TP cho mở thêm 1 lớp nữa để nhận HS. Ông Nhã cho hay, xét thấy việc trường mở thêm lớp không ảnh hưởng gì đến việc giảng dạy và cơ sở vật chất qua sắp xếp lại tương đối hợp lý nên UBND TP.Tam Kỳ đã đồng ý. “Việc thêm lớp có thể giảm tải cho các trường tiểu học xung quanh, tất nhiên lớp được mở phải đúng theo quy định của Bộ GD-ĐT là không quá 35 HS. Thế nhưng, khi làm thì nhà trường lại không báo cáo và thực hiện không nghiêm chỉ đạo cấp trên. Theo đó, 4 lớp 1 phải đội danh sách lên, thay vì đúng 35 em thì vượt lên trên 40 em”, ông Nhã nói.

Ông Trần Khắc Hùng, Hiệu trưởng Trường Nguyễn Thị Minh Khai cho biết, hiện có 172 HS lớp 1 đang theo học tại 4 lớp. Như vậy, nếu chiếu theo quy định thì nhà trường đã tuyển trái tuyến dư 32 HS (không tính 1 lớp đã được TP cho phép mở thêm trước đó). Sĩ số mỗi lớp lên 43 HS nên nhà trường đã kê thêm bàn ghế để đủ chỗ ngồi. Nhà trường phải dọn dẹp phòng vi tính để đủ phòng dạy học. “Nếu nhà trường không nhận 32 HS này thì các em cũng vào học ở các trường khác trên địa bàn. Vì cứ nghĩ tạo điều kiện cho phụ huynh nên chúng tôi đã tuyển các em vào…”, ông Hùng giải thích.
Ông Bùi Tấn Nhã khẳng định, Phòng và UBND TP sẽ kiểm điểm hội đồng tuyển sinh của trường về vấn đề này. Nhà trường phải hoàn trả các HS trái tuyến về các trường đúng tuyến. Theo ông Nhã, các trường đáng lẽ HS phải vào học đúng tuyến vẫn chưa nhận đủ HS nên vẫn có khả năng tiếp nhận HS trở lại. Như vậy, 32 HS lớp 1 vừa mới đi học 3 tuần sẽ phải chuyển trường trong nay mai.
Theo ông Bùi Tấn Nhã, đây là một trường có chất lượng bình thường tại địa phương. Những năm học trước, trường cũng tuyển sinh lớp 1 bình thường, thậm chí chỉ tiêu tuyển sinh không đạt nhiều như năm này. “Năm học này, một mặt do chất lượng trường tốt lên. Mặt khác, do nhiều phụ huynh ở các phường lân cận vừa mới nhập hộ khẩu vào thành phố có nhu cầu đưa con em vào học ở trường này nên mới nộp hồ sơ. Hội đồng tuyển sinh nhà trường vì cầm

Xét tuyển ĐH - CĐ đợt 3: Thưa thớt thí sinh đến nộp hồ sơ

Sau hai đợt xét tuyển, một số trường đại học vùng, đại học dân lập còn chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 3, nhưng theo ghi nhận chỉ lác đác một vài thí sinh đến nộp hồ sơ.

Sau hai đợt xét tuyển, chỉ một số trường đại học vùng, đại học dân lập khó tuyển còn chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 3.

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển 3.000 chỉ tiêu đại học chính quy và 400 chỉ tiêu cho hệ Cao đẳng đối với tất cả các ngành đào tạo. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm sàn (15 điểm). Nhưng cho đến lúc này, theo ghi nhận của phóng viên VTV News từ ngày 11/9 - 17/9, tại trường, chỉ lác đác một vài thí sinh đến nộp hồ sơ. Theo đại diện ban tuyển sinh trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết: "Qua tuyển sinh đợt 2, trường chỉ nhận được hơn 800 hồ sơ trong khi chỉ tiêu đối với tất cả các ngành là 3.800 thí sinh. Trong lần tuyển sinh đợt 3 này, trường tuyển 3.000 chỉ tiêu, nhưng đến hiện tại vẫn chỉ lác đác một vài thí sinh đến nộp hồ sơ. Thậm chí có ngày không có thí sinh nào".

Kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung lần này, trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã tiếp nhận thêm hơn 2.000 hồ sơ cho tất cả các ngành, trong tổng số chỉ tiêu nguyện vọng bổ sung của trường là 3.800. Trong đợt xét tuyển ĐH, CĐ đợt 3 trường tuyển thêm khoảng 1.500 chỉ tiêu. Tuy nhiên, theo như chia sẻ của ban đại diện trường cho biết trường còn e ngại bởi số lượng hồ sơ ảo bởi trong đợt này, thí sinh được nộp cùng một lúc 3 giấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia, lại vừa được tham gia xét tuyển thêm hình thức học bạ.

Theo đại diện trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết có ngày trường không nhận được hồ sơ nào

Cùng chung tình cảnh trên, ĐH Lâm nghiệp Hà Nội tính đến thời điểm hiện tại cũng chỉ nhận được hơn 800 hồ sơ và vẫn còn hơn 1.000 chỉ tiêu cần tuyển. ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nội cũng mới nhận được khoảng 700 chỉ tiêu trên tổng số 1.200 chỉ tiêu...

Do năm 2015 có nhiều điểm mới trong nền giáo dục, thí sinh được xét tuyển bằng học bạ vẫn vào được đại học nên các thí sinh thường chọn những trường có thương hiệu hoặc chất lượng đào tạo tốt để ra trường dễ xin việc. Vì thế hầu như trong đợt xét tuyển đợt 1 và đợt 2, các thí sinh nộp hồ sơ vào các trường top trên và top giữa, còn các trường top dưới phải trăn trở bởi không thể đủ chỉ tiêu.

Đợt 3, các trường nhận đăng ký từ 11/9 đến 21/9, công bố kết quả trước 24/9. Đợt 4, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu chủ động công bố thời gian nhận đăng ký từ 25/9 đến 15/10 và công bố kết quả trước 19/10. Tuyển sinh ĐH 2015 kết thúc ngày 20/10.

Từ 20/10, các trường CĐ chưa tuyển đủ chỉ tiêu, chủ động công bố thời gian nhận đăng ký xét tuyển và công bố kết quả trước 20/11. Tuyển sinh CĐ kết thúc ngày 21/11.

65 trường ĐH, CĐ tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển

Bộ GD&ĐT tiếp tục cập nhật thông tin xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) của các trường ĐH, CĐ trên cả nước đến 15h ngày 17/9.
Tính đến 15h ngày 17/9, có 65 trường ĐH, CĐ vẫn đang tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, ngày 21/9 là hạn cuối để thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển NVBS đợt 2.

Đến chiều 17/9, vẫn còn nhiều trường nhận được khá ít hồ sơ đăng ký xét tuyển. Một số trường vẫn còn nhiều chỉ tiêu trong đợt xét tuyển này như ĐH Công nghiệp Việt Trì (1000 chỉ tiêu), ĐH Phương Đông (800 chỉ tiêu), ĐH Công nghiệp Việt Hung (1000 chỉ tiêu).

Tại trường ĐH Thái Nguyên, ĐH Lâm Nghiệp, hầu như các khoa đều chưa tuyển đủ chỉ tiêu, dù số lượng chỉ tiêu của mỗi khoa không nhiều.

Trường hợp nào được bảo lưu kết quả trúng tuyển ĐH-CĐ?

Thí sinh Lê Thuỳ Linh (Quảng Ninh) vừa qua đã đỗ vào một trường đại học trong kỳ xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Nay thí sinh muốn bảo lưu kết quả trúng tuyển để ở nhà ôn thi lại đại học năm 2016.

Thí sinh Linh hỏi, thí sinh cần chuẩn bị những gì để bảo lưu kết quả? Sau khi bảo lưu thành công một năm, đến năm 2016, thí sinh cần có giấy tờ gì để có thể tham gia kỳ thi THPT Quốc gia.

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, chỉ những trường hợp sau đây được bảo lưu kết quả sau khi đã được trường đại học, cao đẳng xét trúng tuyển:

"Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau".

Tổng hợp