Sự kiện: Điểm thi, điểm sàn, điểm chuẩn, điểm sàn đh 

Thầy Tống Giang - giáo viên dạy Sử, Trường THPT Phạm Thái Bường, tỉnh Trà Vinh đã có phân tích quanh việc điểm thi đại học môn Lịch sử năm nay rất thấp.

 

Đề thi có 5 câu. Ngoại trừ Câu IVb dễ nhất vì thí sinh (TS) chỉ cần trả lời vài ý ngắn gọn có sẵn và quen thuộc trong sách giáo khoa (SGK), những câu còn lại đều có lý do khiến TS mất điểm ít nhiều.

 

diem san, thi san dai hoc, diem chuan, diem chuan dai hoc canh sat nhan dan

Hình minh hoạ, chủ đề Điểm Sử thấp có lỗi của đề thi và đáp án

Câu I yêu cầu TS “phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành”. Câu này có hai chỗ cần lưu ý. Thứ nhất, nên yêu cầu TS trình bày “bối cảnh lịch sử” hơn là “phân tích nguyên nhân” vì như vậy sẽ chính xác hơn.


Thứ hai, ý lớn đầu tiên trong đáp án của câu này ghi “Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết” (1 điểm) là nội dung không có trong SGK và “sách chuẩn” hiện hành mà có trong cuốn “Đề luyện thi tuyển sinh và hướng dẫn làm bài luyện thi …” của Nxb Giáo dục, 2006.


Hơn nữa, đối với TS, đó là lẽ đương nhiên, không cần phải nói. Vì vậy, nhiều TS mất ngay 1 điểm ở chỗ này. 

 

Câu II yêu cầu TS chỉ ra những chỗ khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10. 1930 của ĐCSĐD và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cách hỏi của đề không nhất quán: cùng một nội dung cần hỏi, chỗ thì viết là “những điểm gì”, chỗ thì viết “những vấn đề đó”, khiến TS ít nhiều lúng túng vì khó hiểu. 

 

Câu III hỏi “Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” bằng thắng lợi nào?", câu này có ba chỗ rất khó:

 

Một là, cùng nói về Hiệp định Pari (27.1.1973) nhưng hai chữ thắng lợi được viết ở bài trước, còn cụm từ đánh cho Mỹ cút lại ở bài sau trong SGK nên TS rất khó nhận ra “thắng lợi” mà đề hỏi thuộc sự kiện lịch sử nào.

 

Hai là, chữ “đánh” và chữ “thắng” trong câu hỏi trên khiến không chỉ đông đảo TS mà cả không ít giáo viên, thậm chí giảng viên đại học nghĩ ngay tới chiến thắng về quân sự (tức là trận Điện Biên Phủ trên không, 1972).

 

Ba là, so với câu chữ trong SGK thì câu này không sai nhưng dễ nhầm lẫn vì thuật ngữ “thắng lợi” được dùng để chỉ nhiều lĩnh vực khác nhau nên hầu hết TS mất điểm ở câu này. Có thể nói đây là câu khó làm nhất đối với TS trong số các đề thi 3 chung từ trước đến nay.

 

Câu IVa viết: “tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh” để chỉ EU là không chính xác vì chưa có xếp hạng chính thức nào của thế giới về loại tổ chức này. Hơn nữa, cụm từ “lớn nhất hành tinh” khiến rất nhiều TS hiểu đó là Liên Hiệp quốc nên mất điểm. Nếu đề có thêm hai chữ “khu vực” ngay sau chữ “kinh tế” thì sẽ rõ hơn.

 

Tóm lại, theo tôi, đề thi có câu khó, thậm chí quá khó, cộng với những chỗ không rõ ràng, dễ nhầm lẫn là nguyên nhân chính của tình trạng điểm Sử thấp năm nay. Những chỗ không rõ này đề thi đã viết đúng như SGK.

 

Nhưng theo sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, SGK hiện nay không mang tính pháp lệnh như trước mà chỉ là một công cụ của giáo viên để họ chủ động và sáng tạo trong dạy học. Vì vậy, việc sử dụng SGK sao cho rõ ràng, dễ hiểu đối với học sinh là trách nhiệm của cả giáo viên và người ra đề thi.

Tống Giang 

Giáo viên dạy Sử Trường THPT Phạm Thái Bường, tỉnh Trà Vinh

 

Tin liên quan:

 Điểm sàn đại học, Điểm chuẩn , điểm chuẩn đại học, điểm sàn 2011

Đăng ký nhận điểm sàn đại học qua email tại ô bên dưới.

Kênh Tuyển Sinh (Nguồn Dantri)