Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt, Dược học của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, đều cao hơn mức sàn do Bộ GD&ĐT xác định.
> Hướng dẫn cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 2020
ĐH Y Hà Nội xác định các mức điểm xét tuyển từ 19 đến 23 điểm. Trong đó, ngành Y khoa, Y khoa phân hiệu Thanh Hóa, Y học Cổ truyền, Răng Hàm Mặt có điểm sàn cao nhất (23 điểm).
Ngành Y học Dự phòng nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển có tổng điểm 3 môn từ 21 điểm. Điểm sàn cho các ngành còn lại là 19 điểm.
ĐH Y Dược TP.HCM cũng có 3 mức điểm sàn. Mức điểm 23 dành cho các ngành Y khoa, Y khoa (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế), Răng Hàm Mặt, Răng Hàm Mặt (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế).
Các ngành Y học cổ truyền, Dược học, Dược học (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) cùng có điểm xét tuyển từ 21 trở lên. Hai ngành Dược học xét tuyển theo cả tổ hợp A và B. Những ngành còn lại nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ 19 điểm trở lên.
ĐH Dược Hà Nội lấy chung điểm sàn 21 điểm cho cả hai ngành Dược học và Hóa dược.
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào lên đến 24 điểm đối với ngành Y đa khoa và Răng Hàm Mặt. Điểm sàn cụ thể từng ngành như sau:
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam lấy điểm sàn 22 cho ngành Y khoa. Hai ngành Y học cổ truyền và Dược học cùng có mức điểm xét tuyển là 21 điểm.
Trong xét tuyển đại học chính quy đợt 1, ĐH Y Dược Thái Bình lấy điểm sàn 22 cho ngành Y khoa, 21 cho ngành Dược học.
Hai ngành Y học dự phòng và Điều dưỡng cũng có điểm xét tuyển là 19. 16 điểm là ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành Y tế công cộng.
ĐH Y Dược, ĐH Thái Nguyên, xác định điểm xét tuyển ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt là 22 điểm. Ngành Dược học nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ 21 điểm. 19 điểm là điểm sàn đối với các ngành còn lại.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐH Y Dược Hải Phòng cũng theo 3 mức. Trong đó, ngành Y khoa (tổ hợp A, B), Răng Hàm Mặt cùng có điểm sàn là 22.
Điểm xét tuyển các ngành Y học cổ truyền, Dược học (xét tuyển theo tổ hợp A, B, D7) là 21 điểm. Các ngành còn lại nhận hồ sơ từ 19 điểm.
Ngưỡng đảo bảo chất lượng đầu vào của ĐH Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng 22 điểm cho ngành Y khoa, 21 điểm cho ngành Dược học và 19 điểm cho các ngành còn lại.
ĐH Y Dược Cần Thơ nhận hồ sơ từ 22 điểm đối với ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt, 21 điểm đối với ngành Y học cổ truyền, Dược học. Điểm sàn các ngành còn lại 19 điểm.
ĐH Y tế Công cộng lấy điểm sàn 19 cho ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng.
Hai ngành Y tế công cộng, Dinh dưỡng học cùng có mức điểm nhận hồ sơ là 15,5. 14 điểm là điểm sàn cho ngành Công tác xã hội và Công nghệ kỹ thuật môi trường.
ĐH Y khoa Vinh lấy ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho ngành Y khoa (bác sĩ đa khoa), Y khoa liên thông chính quy là 22 điểm. Ngành Dược học có điểm nhận hồ sơ là 21 điểm. Các ngành còn lại lấy điểm sàn 19 điểm.
Điểm xét tuyển vào ngành Y khoa tại ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương là 22 điểm. Với các ngành còn lại, trường lấy điểm sàn 19.
Khoa Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội, lấy điểm sàn 22 cho ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt, 21 điểm cho ngành Dược học. Các ngành còn lại nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ 19 điểm trở lên.
Khoa Y, ĐH Quốc gia TP.HCM, xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 22 điểm cho ngành Y khoa chất lượng cao và Răng Hàm Mặt chất lượng cao, 21 điểm cho ngành Dược học chất lượng cao.
Thông tin tham khảo:
Từ ngày 19/9 đến 17h ngày 25/9, thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức trực tuyến. Với phương thức điều chỉnh bằng phiếu, thời hạn cuối là 17h ngày 29/9.
Dự kiến, kết quả xét tuyển đợt 1 được thông báo trước 17h ngày 5/10.
Xem thêm: TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC 2020 TẠI ĐÂY.
Theo Zing News