Nam Định có điểm trung bình 9 môn thi tốt nghiệp THPT 2022 cao nhất cả nước với 7,05 điểm, còn Thanh Hóa là tỉnh có nhiều bài thi đạt điểm 10 nhất với 422 bài thi.

Điểm danh những địa phương dẫn đầu điểm thi THPT 2022 - Ảnh 1

Địa phương nào dẫn đầu điểm thi tốt nghiệp và các tổ hợp môn năm 2022?

1. Nam Định dẫn đầu điểm thi tốt nghiệp THPT 2022

Kết quả phân tích từ dữ liệu điểm thi do Bộ GD-ĐT công bố đêm 24.7 cho thấy, Nam Định là địa phương có điểm trung bình các môn thi cao nhất cả nước, với 7,05 điểm.

Hai địa phương xếp ở vị trí tiếp theo là Vĩnh Phúc, Bình Dương, Ninh Bình, đều có điểm trung bình tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 trên 7 điểm. Các địa phương còn lại đều có mức điểm trung bình ở dưới mức 7 điểm. Xếp thứ 5 là Hải Phòng, có mức điểm trung bình các bài thi là 6,88 điểm.

Ở chiều ngược lại của "bảng xếp hạng", Hà Giang là địa phương có điểm trung bình thấp nhất, chỉ với 5,61 điểm. Xếp ở các vị trí áp chót là Đắk Lắk (5,86) và Đắk Nông (5,92) điểm.

Ở môn toán, Nam Định cũng là địa phương có mức điểm trung bình cao nhất với mức điểm 7,38. Tiếp theo là Bình Dương (7,17) và TP.HCM (7,05), Thái Bình (7).

Ở môn văn, Hải Phòng có điểm trung bình cao nhất cả nước với 7,67 điểm. Các tỉnh xếp tiếp theo là Vĩnh Phúc (7,45), Hà Nam (7,37), Ninh Bình (7,34). Nam Định chỉ xếp ở vị trí thứ 6 (7,23).

Ở môn vật lý, Bắc Ninh có điểm trung bình cao nhất với 7,51 điểm. Tiếp theo là Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh và Nam Định.

Với môn hóa học, Tuyên Quang có điểm trung bình cao nhất cả nước với 7,47 điểm. Tiếp theo là Ninh Bình, Nam Định, Bắc Ninh...

Ở môn sinh học, Tuyên Quang tiếp tục dẫn đầu với mức điểm trung bình của các bài thi môn này là 6,07 điểm. Trong khi đó, Vĩnh Long, Lào Cai là các tỉnh có điểm trung bình môn sinh học ở các vị trí tiếp theo trong "bảng xếp hạng" 63 tỉnh, thành.

Ở các môn khoa học xã hội, Vĩnh Phúc là tỉnh có điểm trung bình bài thi môn lịch sử cao nhất với 7,19 điểm. Nam Định, Ninh Bình là 2 tỉnh tiếp theo với mức điểm trung bình đều trên 7 điểm.

Ở môn địa lý, Nam Định có mức điểm trung bình cao nhất với 7,35 điểm. Tiếp theo là Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hải Phòng, Phú Thọ...

Điểm trung bình môn giáo dục công dân ở mức cao nhất trong tất cả các môn thi. Trong đó, Vĩnh Phúc là tỉnh dẫn đầu với 8,72 điểm. Tiếp theo là Bình Dương, Nam Định, Ninh Bình và Hải Phòng đều có mức điểm trung bình các bài thi trên 8,5.

Với môn ngoại ngữ, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu cả nước với điểm trung bình 6,37. Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng có mức điểm trung bình bài thi môn ngoại ngữ ở các vị trí tiếp theo.

Trong khi đó, Nam Định chỉ đạt mức điểm trung bình 5,64 điểm, xếp ở vị trí thứ 8, thấp hơn khá nhiều so với top 2 tỉnh dẫn đầu.

2. Thanh Hóa nhiều điểm 10 nhất cả nước

Trong khi đó, nếu tính về số bài thi đạt điểm tuyệt đối (điểm 10) thì Thanh Hóa dẫn đầu cả nước với 422 bài thi trong tổng số 5.690 bài thi đạt điểm 10 của cả nước.

Hà Nội xếp ở vị trí thứ 2 với 401 bài thi đạt điểm 10, Phú Thọ có 324 bài, Nam Định chỉ có 293 bài.

Ở môn toán, cả nước có 35 điểm 10 thì Hà Nội và TP.HCM mỗi thành phố có 6 bài thi đạt mức điểm tuyệt đối này. Thanh Hóa ở vị trí thứ 2 với 3 bài thi điểm 10, các tỉnh, thành còn lại chỉ có 1 - 2 điểm.

Ở môn văn, cả nước chỉ có 5 điểm 10 thì Thừa Thiên - Huế có tới 3 điểm. 2 điểm còn lại thuộc về Nam Định và Quảng Nam.

Với môn vật lý, cả nước có 154 điểm 10. Trong đó, Hà Nội có 25 bài, tiếp theo là Thanh Hóa với 14 bài, Hà Tĩnh xếp thứ ba với 11 bài thi.

Môn hóa học có 158 bài thi điểm 10. Trong đó, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu với 22 bài, Thanh Hóa và Nghệ An cùng có 13 bài, TP.HCM có 12 bài.

Môn sinh học chỉ có 5 thí sinh đạt điểm 10 tuyệt đối, bao gồm các tỉnh, thành: Hà Nội, Đà Nẵng, Kon Tum, Thái Bình và TP.HCM.

Môn lịch sử có khá nhiều điểm 10 tuyệt đối với 1.779 thí sinh. Trong đó, Hà Nội nhiều nhất với 129 bài, Thanh Hóa có 127 bài và Nghệ An có 121 bài.

Môn địa lý cả nước có 163 thí sinh đạt điểm 10. Trong đó, Thanh Hóa tiếp tục dẫn đầu với 17 thí sinh đạt mức điểm cao nhất. Còn Hà Nội ở vị trí thứ 2 với 15 thí sinh.

Môn giáo dục công dân là môn thi có nhiều thí sinh đạt điểm 10 nhất với 2.836 thí sinh. Thanh Hóa là địa phương có nhiều bài thi điểm 10 nhất trong môn này với 232 bài thi. Phú Thọ ở vị trí thứ 2 với 206 thí sinh đạt mức điểm tuyệt đối. Xếp ở vị trí thứ 3 là Nam Định với 197 thí sinh đạt điểm 10, còn Hải Phòng xếp thứ 4 với 195 thí sinh đạt mức điểm tối đa môn này.

Môn ngoại ngữ có tổng cộng 555 bài thi đạt điểm 10. Trong đó, Hà Nội là địa phương đứng đầu với 118 bài thi tuyệt đối trong môn này. TP.HCM xếp ở vị trí thứ 2 với 88 thí sinh. Ở môn này, các thí sinh Thanh Hóa chỉ đạt 16 bài thi điểm 10.

3. Top 10 địa phương dẫn đầu tổ hợp khoa học tự nhiên 2022

3.1. Bắc Ninh dẫn đầu môn Vật lý

Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT có hơn 325.000 thí sinh thi môn Vật lý. Điểm trung bình môn Lý của cả nước là 6,72, trong đó ngưỡng 7,25 (đỉnh phổ điểm) có nhiều thí sinh đạt được nhất với 23.162 em. Ngoài ra, hơn 38.000 thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 5), chiếm 11,69%, trong đó điểm liệt có 24 em.

Trong 10 tỉnh, thành có điểm Vật lý cao nhất, 9 địa phương là những "gương mặt cũ", duy nhất Bình Định là cái tên mới, thế chỗ Hưng Yên năm ngoái. Cả 10 tỉnh thành này đều có điểm trung bình Lý từ 7 trở lên.

Năm thứ hai liên tiếp, Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về điểm trung bình môn Lý với 7,503 điểm, tăng gần 0,5 so với năm 2021. Ninh Bình đứng thứ hai với 7,427 điểm, tăng hai bậc. Trong khi đó, dù vẫn góp mặt trong top 10 địa phương có điểm trung bình môn Lý cao nhất, Vĩnh Phúc, Nam Định giảm nhẹ 1-2 bậc, giữ vị trí thứ 3 và 5.

Những tỉnh, thành còn lại của top 10 là Hà Tĩnh (7,29), Phú Thọ (7,145), Hà Nam (7,12), Hải Dương (7,092), Hải Phòng (7,077), Bình Định (7,046). Trừ vị trí "chốt sổ" top 10 cao nhất, các tỉnh còn lại hầu hết chỉ xáo trộn nhẹ vị trí so với năm 2021.

Dù ở nhóm thấp nhất, không tỉnh nào có điểm trung bình Lý dưới 6 - mức điểm được xếp vào nhóm cao tại các môn Sinh học, Ngoại ngữ. 9/10 tỉnh, thành có điểm Lý thấp nhất ở khu vực miền Nam và Tây Nguyên, duy nhất Điện Biên nằm ở miền núi phía Bắc.

Cà Mau hai năm liền "đội sổ" môn Lý, sau đó là Trà Vinh, Kiên Giang. Ba tỉnh này cũng đều giữ những vị trí thấp nhất năm ngoái. Đăk Lăk và Bình Phước giảm vị trí, góp mặt trong top 10 thấp nhất năm nay, thế chỗ của Long An và Đồng Tháp. Điểm trung bình môn Lý của những tỉnh này dao động 6,034-6,331.

3.2. Tuyên Quang lần đầu đứng top Hóa học

Với hơn 327.000 thí sinh dự thi, phổ điểm môn Hóa thi tốt nghiệp THPT được đánh giá khá đẹp khi đỉnh rơi vào điểm 8 với 22.800 em đạt ngưỡng này. Cùng với đó, điểm trung bình môn Hóa của thí sinh cả nước đạt 6,7, số thí sinh dưới trung bình là 49.900 (chiếm 15,24%), trong đó 43 em bị điểm liệt.

Tương tự Vật lý, cả 10 tỉnh, thành có điểm Hóa cao nhất đều đạt từ 7 trở lên. Tuyên Quang đã có bước nhảy vọt, từ vị trí thứ 5 của năm 2021 lên top 1 năm nay, dù năm 2020 tỉnh này còn không góp mặt trong top 10. Điểm trung bình môn Hóa của Tuyên Quang là 7,397, tăng khoảng 0,2 điểm với năm ngoái.

Cũng cải thiện vị trí rõ rệt là Ninh Bình. Tỉnh này đứng top 6 năm 2021 vươn lên hạng hai năm nay với 7,34 điểm. Bị Tuyên Quang và Ninh Bình soán ngôi vị quán quân và á quân, Nam Định đứng thứ ba, trung bình môn Hóa đạt 7,334 điểm.

Bắc Ninh (7,235), Yên Bái (7,142) và Nghệ An (7,087) thay thế vị trí của các tỉnh Bình Dương, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế để góp mặt trong top 10, còn lại Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hà Nam đều là những cái tên quen thuộc.

10 tỉnh thành có điểm trung bình Hóa thấp nhất dao động 6,08-6,439. Cà Mau "thoát" vị trí cuối cùng, nhưng vẫn đứng hạng 9 với 6,086, còn Bình Phước năm nay "đội sổ" 6,08.

Các môn tự nhiên thường không phải thế mạnh của học sinh Hà Nội nên thủ đô cũng thường xuyên góp mặt trong nhóm điểm Hóa, Sinh thấp nhất cả nước. Năm ngoái, Hà Nội xếp thứ hai từ dưới lên, năm nay hạng 6 trong nhóm thấp nhất.

Môn Hóa là bảng xếp hạng hiếm hoi không có Hà Giang trong top 10 thấp nhất. Tỉnh này đã cải thiện vị trí thứ 8 từ dưới lên (năm 2021) của mình. Cùng với Hà Giang, Quảng Ninh cũng đã vượt khỏi top 10. Thay vào đó là sự xuất hiện của Đăk Lăk, Bắc Kạn, các tỉnh còn lại chỉ đảo vị trí.

3.3. Tuyên Quang tiếp tục dẫn đầu môn Sinh

Trong ba môn thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên, Sinh học có phổ điểm xấu nhất. Hơn 24.000 thí sinh trên tổng số 322.200 em dự thi đạt 4,5 điểm, khiến phổ điểm môn Sinh có đỉnh ở ngưỡng dưới trung bình. Xung quanh mốc này, 4-5 cũng là khoảng điểm mà nhiều thí sinh đạt được.

Đây cũng là môn học có quá nửa số thí sinh dưới trung bình (163.642 em, chiếm 50,79%), trong đó 94 điểm liệt.

Không tỉnh nào của top 10 cao nhất đạt 6 điểm trung bình Sinh học. Tuyên Quang tiếp tục dẫn đầu cả nước với kết quả môn Sinh với 5,979 điểm, cải thiện đáng kể vị trí top 6 của mình năm ngoái.

Sau hai năm quán quân, Vĩnh Long đã bị đẩy xuống hạng hai với 5,773 điểm, xếp sau vẫn là Bình Dương 5,774.

Top 10 địa phương đạt điểm Sinh học cao nhất là bảng xếp hạng biến động khá nhiều. Hàng loạt cái tên mới góp mặt, trong đó có Yên Bái (5,539 điểm, hạng 6), Sơn La (5,511 điểm, hạng 7) và Bắc Kạn (5,508 điểm, hạng 9). Những tỉnh này nằm ở khu vực miền núi phía Bắc, thường xuất hiện trong nhóm điểm thấp. Gương mặt mới còn lại là Vĩnh Phúc (hạng 5 với 5,423 điểm).

Trong nhóm thấp nhất, không địa phương nào vượt quá 4,7 điểm môn Sinh, thấp hơn hẳn mức 5-5,2 của năm ngoái.

Một nửa trong bảng xếp hạng này là những cái tên cũ, gồm Quảng Ngãi (hạng chót với 4,586 điểm), Hưng Yên (4,6 điểm, hạng 9), Hà Nội (4,64 điểm, hangj5), Đà Nẵng (4,602 điểm hạng 3) và Quảng Trị (4,718 điểm, hạng 10).

Còn lại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đăk Lăk, Bình Phước, Phú Yên và Đồng Nai lần đầu góp mặt trong nhóm thấp nhất môn Sinh, điểm trung bình đều ở mức 4,6.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra hôm 7-8/7 với khoảng một triệu thí sinh tham dự, trong đó hơn 859.500 em thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố điểm thi.

Thí sinh muốn phúc khảo bài thi cần nộp đơn xin phúc khảo từ khi biết điểm đến hết ngày 3/8. Từ mức điểm đạt được, các sĩ tử cần tìm hiểu thông tin, cân nhắc lựa chọn ngành/trường và sắp xếp các nguyện vọng cho phù hợp nhằm nâng cao khả năng trúng tuyển. Sĩ tử có thể truy cập vào địa chỉ https://diemthi.vnexpress.net/tra-cuu-dai-hoc để đọc và so sánh thông tin về nhiều trường, ngành cùng một lúc.

4. Top 10 địa phương dẫn đầu tổ hợp khoa học xã hội 2022

4.1. Vĩnh Phúc dẫn đầu môn Lịch sử

Môn Lịch sử có hơn 659.600 thí sinh tham gia với điểm trung bình là 6,34. Đỉnh biểu đồ phổ điểm Sử lệch sang phải, tập trung ở mức 6,5-7. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7 điểm.

So với năm ngoái, kết quả môn Sử năm nay khả quan hơn, thể hiện ở hai chỉ số: điểm trung bình tăng 1,37; điểm liệt giảm từ 540 bài năm ngoái xuống còn 83 bài.

Thí sinh Vĩnh Phúc có điểm thi môn Lịch sử tốt nhất với trung bình 7,172, đứng đầu top 10. Vị trí này thăng ba hạng so với năm ngoái.

Top 10 có sự góp mặt của nhiều tỉnh, thành quen thuộc như Nam Định, Ninh Bình, Bình Dương, Phú Thọ. Trong khi đó, Hải Phòng, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hà Tĩnh là những cái tên mới xuất hiện trong bảng xếp hạng năm 2022.

Ở vị trí thứ 10, An Giang có điểm trung bình 6,667 - tụt tám bậc so với năm ngoái. Tuy nhiên, số điểm này cao hơn vị trí đứng đầu năm ngoái là Bình Dương với 5,771 điểm.

Ở top 10 tỉnh thành có điểm trung bình Sử thấp nhất, chín tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, gồm Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Yên Bái, Tuyên Quang. Địa phương còn lại thuộc khu vực Tây Nam Bộ là Trà Vinh.

Hà Giang năm thứ hai liên tiếp có điểm trung bình Sử thấp nhất nước với 4,697, kém xa so với mức trung bình của cả nước.

Hàng loạt tỉnh, thành duyên hải miền Trung thoát khỏi nhóm điểm thấp môn Sử như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định.

4.2. Nam Định dẫn đầu môn Địa lý

Hơn 657.400 thí sinh tham gia thi bài thi Địa lý với mức điểm trung bình 6,68 - thấp hơn khoảng 0,3 so với năm ngoái. Điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7; số điểm liệt là 38.

Nam Định vươn lên một bậc so với năm ngoái, dẫn đầu cả nước về điểm trung bình Địa lý, tiếp theo là Ninh Bình, Vĩnh Phúc. Bình Dương tụt ba hạng, từ vị trí dẫn đầu năm ngoái xuống vị trí thứ tư.

Trong top 10, bốn gương mặt mới là xuất hiện năm nay là Hải Phòng, Vĩnh Long, Lào Cai và Hà Tĩnh.

Ở top thấp nhất, Hà Giang tiếp tục "đội sổ" ở môn Địa với mức điểm 6,07. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp, Hà Giang ở vị trí này.

Năm nay, ngoài Đăk Lăk, Phú Yên, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam từng xuất hiện trong top cuối của môn Địa lý năm 2021, hai cái tên mới là Đồng Nai và Trà Vinh.

4.3. Vĩnh Phúc vượt một bậc, dẫn đầu môn Giáo dục công dân

Như thường lệ, Giáo dục công dân có phổ điểm đẹp nhất trong 9 môn thi tốt nghiệp THPT. Với hơn 554.300 thí sinh tham gia, điểm trung bình bài thi Giáo dục công dân là 8,03 điểm - thấp hơn khoảng 0,3 so với năm ngoái. Số điểm liệt cũng ở mức thấp với 30 bài thi.

Năm nay, Vĩnh Phúc dẫn đầu môn Giáo dục công dân, tăng một bậc so với năm ngoái. Điểm trung bình Giáo dục công dân của thí sinh địa phương này đạt được là 8,779, tương đương với mức điểm trung bình của tỉnh xếp thứ 10 năm ngoái là Bạc Liêu (8,717).

Bình Dương thăng một hạng, xếp vị trí thứ hai; Ninh Bình tụt hai hạng, xếp thứ ba; Nam Định giữ nguyên vị trí thứ tư. Top 10 năm nay ghi nhận sự xuất hiện của hai địa phương mới là Thái Bình, Long An.

Vị trí thấp nhất ở môn Giáo dục công dân thuộc về Hà Giang với 7,16 điểm - tụt một bậc so với năm ngoái.

Những địa phương năm ngoái từng xếp ở top thấp nhất, năm nay tiếp tục xuất hiện gồm: Quảng Ngãi, Phú Yên, Đăk Lăk, Binh Thuận, Quảng Nam, Đăk Nông, Cao Bằng; hai địa phương mới xuất hiện là Quảng Trị và Điện Biên.

Những thí sinh nào có điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất TP.HCM?

Học CNTT ra làm gì? Các vị trí việc làm trong ngành CNTT

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp