Khi GPS không hoạt động, con trai của Meghan Moravcik Walbert ở Lehigh Valley (bang Pennsylvania, Mỹ) lo lắng sẽ không thể tìm đường đi.

Nên làm gì con có hành vi thiếu tôn trọng người lớn?

Nên làm gì con có hành vi thiếu tôn trọng người lớn?

Khi con có hành vi thiếu tôn trọng người lớn, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, giải thích sai lầm cho con hoặc áp dụng kỷ luật tích cực thay cho đòn roi.

Nhờ được mẹ dạy cách tìm đường không phụ thuộc vào GPS, con trai Meghan không còn lo lắng. Bà mẹ Mỹ đã chia sẻ phương pháp dạy con.

 - Ảnh 1

Trẻ em nên được học cách sử dụng bản đồ

Một buổi chiều gần đây, trong khi tôi và con trai đang tìm đường đến quán ăn, GPS trên xe đột nhiên trục trặc. Quán ăn nằm ở thành phố lân cận, trên những con đường mà chúng tôi không hề thân thuộc. Bởi vậy con trai tôi vô cùng lo lắng nói: "Mẹ ơi, chúng ta không thể đến được đó vì GPS không làm việc".

Tôi ngạc nhiên quay sang nhìn con và bảo rằng: "Gì cơ? Đương nhiên là chúng ta có thể chứ". Con trai không tin lời tôi nói và hỏi lại bằng cách nào. Tôi liệt kê những phương án khác đã có sẵn trong đầu, bao gồm gọi điện hỏi chồng tôi, tìm kiếm biển chỉ dẫn trên đường đi, gọi cho quản lý nhà hàng để hỏi đường.

Con trai tôi sinh ra vào thời đại công nghệ kỹ thuật số, cháu coi rằng việc sử dụng GPS là hiển nhiên và bắt buộc, nhưng thực ra GPS vốn là công nghệ mới. Trước khi có nó, con người vẫn có thể di chuyển đến bất cứ đâu họ muốn.

Lời giải thích của tôi ngay lập tức gợi nên sự tò mò của con trai. Tôi tiếp tục kể rằng đã lái xe khắp đất nước ở tuổi 22 chỉ với một tấm bản đồ và sự tự tin. Đó là cách thế hệ chúng tôi, những người sinh ra trong thời đại tiền công nghệ kỹ thuật số sử dụng và nó làm con trai tôi ấn tượng không nói lên lời.

Từ tình huống này, tôi bỗng nghĩ về câu chuyện đọc trên tờ báo New York Times về một cô bé 11 tuổi bị mất điện thoại thông minh, đi lạc và tìm cách gặp lại cha mẹ. Sau khi kết thúc lớp học bơi, cô bé định gọi mẹ đến đón, nhưng điện thoại bị mất nên quyết định tự đi bộ về nhà. Do không xác định được phương hướng, cô bé đã bị lạc. May mắn thay, em nhanh trí tìm đến tòa chung cư sang trọng gần đấy và hỏi mượn bảo vệ điện thoại để gọi cho mẹ.

Cô bé này cũng như con trai tôi đang trong giai đoạn thiếu niên, độ tuổi quá trẻ để sử dụng điện thoại thông minh nhưng đủ độc lập để khám phá thế giới. Đây là giai đoạn phụ huynh có thể bắt đầu dạy con cách tìm đường mà không cần tới GPS.

Hiện mọi người phụ thuộc nhiều vào GPS mà quên mất những phương pháp tìm đường thông thường. Dưới đây là một số phương pháp dạy trẻ tự tin di chuyển mà không phải phụ thuộc vào những tín hiệu nhấp nháy từ điện thoại.

1. Ghi nhớ nơi đỗ xe

Khi bạn cùng con đến trung tâm thương mại, khách sạn hay nhà hàng có bãi đỗ xe lớn, hãy yêu cầu con nhớ nơi bạn đỗ xe và có thể chỉ ra điểm này khi quay lại. Hành động trên giúp trẻ xây dựng thói quen quan sát môi trường xung quanh, tìm kiếm vị trí cụ thể dựa trên bối cảnh.

2. Tìm đường đến phòng khách sạn

Mỗi lần đi đến khách sạn, nhân viên thường chỉ lối cho bạn biết phòng của bạn nằm ở đâu dựa trên bản đồ hoặc hướng dẫn bằng lời nói. Từ nay, hãy giao nhiệm vụ này cho trẻ để các em học cách đọc bản đồ hoặc ghi nhớ hướng dẫn đường đi. Ngoài khách sạn, bất cứ địa điểm vui chơi, giải trí nào cần sử dụng bản đồ khi di chuyển, ví dụ công viên nước, khu bảo tồn động vật hoang dã cũng có thể là môi trường cho trẻ tập luyện cách tìm đường.

3. Dạy phương hướng

Khi con còn nhỏ, tôi cố gắng dạy con cách xác định bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và tạo thói quen xác minh hướng khi di chuyển. Do đó, con trai tôi có thể định hướng các vị trí tại thị trấn chúng tôi sống. Chẳng hạn, cháu biết rằng trung tâm thành phố nằm ở phía Nam trong khi trường học của cháu nằm về phía Bắc.

4. Ghi nhớ khi cha mẹ hỏi đường

Khi đến thành phố mới hoặc khu vực xa lạ, bạn có thể rời GPS để chỉ cho các con những cách khác tìm đường. Ví dụ, bạn có thể hỏi người dân địa phương địa chỉ một nhà hàng nổi tiếng trong khu vực. Yêu cầu con quan sát cách thức bạn đặt câu hỏi và ghi nhớ hướng dẫn chỉ đường của người dân. Sau đó, bạn hãy bảo trẻ chỉ đường dựa theo thông tin các em thu nhặt được.

Phương pháp này không chỉ giúp trẻ hình dung cách xoay sở khi bị lạc không có thiết bị công nghệ mà còn giúp trẻ ghi nhớ, học cách tìm đường dựa theo hướng dẫn của mọi người xung quanh.

5. Ghi nhớ số điện thoại của người thân

Dù bạn đã chuẩn bị cho trẻ điện thoại hoặc sổ liên lạc dự phòng, hãy cứ đảm bảo trẻ có thể ghi nhớ số điện thoại của người thân. Những đồ vật được trang bị đều có thể bị mất nhưng việc ghi nhớ trong đầu thì không. Nếu trẻ bị lạc nhưng ở khu dân cư, các em có thể liên lạc cho gia đình. Ngoài số điện thoại người thân, hãy nhắc con học thuộc địa chỉ nhà riêng để nhờ người lớn đáng tin cậy chỉ đường.

Trước 10 tuổi, trẻ cần được dạy những gì?

Trước 10 tuổi, trẻ cần được dạy những gì?

Trong việc giáo dục trẻ, phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng. Việc 'bố mẹ dọn đường' khi trẻ khó khăn sẽ có tác hại rất lớn đến những kỹ năng sinh sống của...

Theo VnExpress