Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT ở Đà Nẵng năm 2015-2016 có hình thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển vào các trường THPT công lập tổ chức vào 2 ngày mồng 9 và 10/6.

Theo đó, sáng ngày 9/6, gần 12.000 học sinh tại Đà Nẵng đã tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10 với môn thi Ngữ Văn ( 8h). Chiều cùng ngày sẽ thi môn Tiếng Anh bắt đầu lúc 14h. Ngày 10/6/2015, thí sinh thi môn Toán (8h). Đối với các thí sinh đăng ký thi môn chuyên vào trường THPT chuyên Lê Quý Đôn sẽ thi trong ngày 11/6.

Đề thi Văn lớp 10 năm 2015 tại Đà Nẵng

Đáp án đề thi Văn lớp 10 năm 2015 Đà Nẵng

Đáp án đề thi Văn lớp 10 năm 2015 tại Đà Nẵng

Đề thi và đáp án đề thi môn Văn lớp 10 năm 2015 chính thức tại Đà Nẵng đã có tại kenhtuyensinh.vn. Quý phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo để so sánh kết quả và biết điểm số cho phần bài làm của mình tại đây.

Đáp án từ thầy cô giáo:

Câu 1 (2,0 điểm)

a)(1,0 điểm) Các từ láy có trong đoạn trích trên:  nghiêng nghiêng, trăn trở, xâm xấp, xác xơ

b) (0,5 điểm)

- Chủ ngữ của câu (1) trong đoạn trích: Tôi

- Đó là câu đơn.

c)(0,5 điểm)

- Các từ ngữ thực hiện phép liên kết câu trong đoạn trích: “Tôi”, “Tôi yêu”

- Đó là phép liên kết: Phép lặp

Câu 2 (3,0 điểm)

1. Giải thích:

  • Trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn:  là những trẻ em có số phận éo le, bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi, không được may mắn như bao người khác.

2. Phân tích, chứng minh:

  • Ngày nay đất nước tiến bộ, xã hội phát triển, cuộc sống người dân được ấm no nhưng đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh:

+ Trẻ em khuyết tật bị cha mẹ bỏ rơi, không được chăm sóc

+ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phải bươn chải kiếm sống dù còn rất nhỏ tuổi, sống thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Thậm chí, các em có thể là nạn nhân của nạn bạo hành, bị lợi dụng, bị xâm hại thân thể,…

  • Đây là vấn đề nhức nhối trong xã hội mà chúng ta cần phải giải quyết.


- Trước những hoàn cảnh đó rất nhiều người đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với các em:

+ Nhận nuôi trẻ em mồ côi không nơi nương tựa

+ Quyên góp quần áo, sách vở, tiền

+ Lập nhiều trại trẻ mồ côi, làng trẻ em SOS

  • Đó là thái độ tích cực, là những hành động thiết thực thể hiện sự quan tâm của mỗi cá nhân và toàn xã hội đối với những trẻ em bất hạnh.

-  Trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoàn toàn xứng đáng được đối xử như vậy vì đó là quyền trẻ em, là nghĩa vụ của những người lớn, hơn nữa các em lại là những mảnh đời éo le, bất hạnh.

3. Bình luận, mở rộng:

  • Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với truyền thống nhân đạo, “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta.
  • Phê phán những con người có thái độ kì thị, thờ ơ, vô cảm trước những số phận bất hạnh, sống ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình.
  • Rút ra bài học cho bản thân: Cần quan tâm, yêu thương những trẻ em khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bằng những việc làm thiết thực, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ các em nhỏ kém may mắn.

Câu 3 (5,0 điểm)

I. Khái quát:

  • Thanh Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ này được sáng tác khi ông đang năm trên giường bệnh.
  • Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày. Thơ ông đậm đà bản sắc dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào vùng cao Việt Bắc. “Nói với con” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Y Phương.
  • Hai đoạn thơ trích từ hai bài thơ là những lời nhắn nhủ, gửi gắm tâm tư, tình cảm riêng của mỗi nhà thơ.

II. Phân tích:

1. Đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”

  • Trong muôn ngàn điều ước, tác giả chỉ ước làm một tiếng chim trong muôn ngàn giọng hót để gọi xuân về, một bông hoa trong muôn triệu đoá hoa để tô điểm cho mùa xuân. Những ước muốn giản dị để thành những vật nhỏ bé, nhưng chính những vật nhỏ bé này lại góp phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên mùa xuân, tạo nên sắc xuân.
  • Bên cạnh đó, tác giả còn muốn làm một nốt trầm trong bản hoà ca êm ái. Chỉ là một nốt trầm kín đáo, khiêm nhường, chứ không phải là một nốt thanh thánh thót, nổi trội. Tác giả muốn làm một nốt trầm nhưng là nốt trầm xao xuyến, có sức ngân vang, một nốt trầm có ích cho đời.

->  Những ước muốn tưởng như giản dị lại có một ý nghĩa lớn lao: phải đóng góp những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước, dù đó là sự dâng hiến khiêm nhường, giản dị. Thông qua việc chuyển đổi đại từ tôi sang ta, nguyện ước riêng đã trở thành nguyện ước chung. Điều đó không chỉ ước muốn của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, tất cả chúng ta.

  • Nhà thơ muốn hiến dâng “Một mùa xuân nho nhỏ” nhưng thực chất là hiến dâng cả cuộc đời cho đất nước. Thanh Hải đã chọn cho mình cách cống hiến riêng, không phô trương, ồn ào mà  âm thầm, “lặng lẽ dâng cho đời, dù ở bất kì thời điểm nào, lứa tuổi nào. Điệp ngữ “dù là” giống như một lời khẳng định, nhấn mạnh, một lời hứa: dù còn trẻ hay khi đã già vẫn nguyện một lòng cống hiến.

-> Ước nguyện tưởng chừng như nhỏ nhoi nhưng vô cùng lớn lao, ý nghĩa.

2.  Đoạn thơ trong bài “Nói với con”

  • Người cha muốn con yêu những đức tính cao đẹp của người đồng mình. Họ mộc mạc, chân chất nhưng giàu ý chí, niềm tin, mong xây dựng quê hương tốt đẹp hơn:

+ Nghệ thuật đối lập giữa bên ngoài : “thô sơ da thịt" và bên trong không hề nhỏ bé về tâm hồn -> người đồng mình có ý chí tự làm chủ cuộc sống của mình.

+ Sự liên tưởng phong phú sáng tạo “tự đục đá kê cao quê hương " -> người đồng mình là những con người lao động cần cù, có nghị lực, niềm tin, mà tầm vóc, nỗi buồn, chí hướng của họ là cái cao, xa chiều kích của trái đất. Họ giữ gìn bản sắc dân tộc mà vẫn làm rạng rỡ quê hương như vậy bởi họ yêu quê hương sâu nặng và luôn lấy quê hương làm chỗ dựa tinh thần.
- Lời nhắc nhở đối với con:
“ Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Ko bao giờ được nhỏ bé
Nghe con ".
Cho con thấy tình yêu thương, niềm tin tưởng của cha, người cha mong con biết sống sao cho tốt, cho xứng đáng với tình cảm của cha. Cho con hiểu cuộc sống của người đồng mình, người cha muốn con cảm thương với những khó khăn, vất vả để khao khát đi xây dựng quê hương.
-> Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình, cha đã truyền cho con vẻ đẹp sức mạnh của truyền thống quê hương, mong con sống có tình nghĩa, biết chấp nhận gian khó, vươn lên bằng ý chí của mình, vững vàng trên đường đời.

3. Nét tương đồng và khác biệt:

* Nét tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều là lời nhắn nhủ của tác giả về lẽ sống cao đẹp trong cuộc đời.

* Khác biệt:
-  Đoạn thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”: Thanh Hải muốn nhắn nhủ tới mọi người phương châm sống “Sống là để cống hiến”, cống hiến hết mình trong mọi hoàn cảnh, lứa tuổi, cống hiến từ những điều nhỏ bé nhất để thành cái lớn lao, cao cả.
- Đoạn thơ trong bài “Nói với con” là lời nhắn nhủ của Y Phương với con về lòng tự hào với quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

III. Đánh giá:

  • Hai đoạn thơ bên cạnh điểm tương đồng còn có nét riêng độc đáo, thể hiện phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ.
  • Qua đây thấy được tài năng, tấm lòng của hai tác giả.
  • Nhận điểm thi vào lớp 10 tại tất cả các tỉnh sớm nhất bằng cách soạn tin: ADTM <tỉnh><Số BD> gửi 8702, ví dụ: ADTM HANOI 123456 => gửi 8702
  • Để tra điểm chuẩn vào 10 của tất cả các trường tại các tỉnh, soạn tin theo cú pháp: ADCM <tỉnh><Mã trường> gửi 8702. VD: Thí sinh ở Hà Nội, thi vào trường THPT Trương Định, soạn tin: Soạn tin:  ADCM HANOI 50 gửi 8702, trong đó 50 là mã trường THPT Trương Định,

Một số tin tức nổi bật về kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2015 tại Đà Nẵng

Chỉ tiêu tuyển sinh của 18 trường THPT tại Đà Nẵng: Năm học 2015 – 2016, chỉ tiêu tuyển sinh vào 262 lớp của 18 trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng là 10.994 HS. Hiện có 11.904 HS đăng ký nguyện vọng 1 và 11.282 HS đăng ký nguyện vọng 2. Cụ thể như sau:

STT

Tên trường THPT

Chỉ tiêu

Nguyện vọng 1 (NV1)

NV2

1

Phan Châu Trinh

1.260

1.963

3

2

Hoàng Hoa Thám

546

1.033

24

3

Tôn Thất Tùng

504

508

521

4

Thái Phiên

840

1.294

887

5

Ngũ Hành Sơn

462

451

275

6

Nguyễn Trãi

420

618

61

7

Hòa Vang

504

862

47

8

THPT Phạm Phú Thứ

490

501

291

9

Ông Ích Khiêm

546

704

42

10

Phan Thành Tài

504

641

376

11

Nguyễn Thượng Hiền

420

384

983

12

Thanh Khê

504

412

1.166

13

Trần Phú

840

1.128

1.277

14

Nguyễn Hiền

672

581

1.212

15

Ngô Quyền

546

342

2.092

16

Cẩm Lệ

336

213

1.517

17

Liên Chiểu

252

226

436

18

PT 1, 2, 3 Hermann Gmeiner

180

32

71

 

Nhiều học sinh lo lắng trước kỳ thi: Hôm nay 9/6, học sinh cuối cấp ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bắt đầu kỳ thi vào lớp 10. Môn thi sáng nay 9/6 là môn Ngữ văn. Mặc dù đã học bài ở nhà, nhiều thí sinh vẫn mang theo tập đến trường xem lại bài vở đến tận khi sắp bước vào phòng thi. Thí sinh Đan Hỷ, học sinh THCS Lý Thường Kiệt, thi vào THPT Trần Phú nói: “Em đã học bài nhiều rồi nhưng mà vẫn có một chút lo lắng. Em đã tham khảo đề thi các năm trước và thử làm bài em thấy được, nhưng em sợ là đề thi năm ni sẽ khó hơn do số lượng thí sinh thi nhiều. Em nghĩ là đề văn sẽ có câu hỏi mở và em tò mò muốn biết câu này sẽ như thế nào”.

Được biết, năm học 2015 - 2016, Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2015 - 2016, Đà Nẵng thành lập 28 Hội đồng coi thi. Có hơn 11.000 học sinh cuối cấp ở các trường THCS thi vào lớp 10.  Có gần 10.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố. Ngoài ra còn có 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh của cacsTrung tâm Giáo dục thường xuyên, các trường THPT dân lập, tư thục.

Thí sinh Đà Nẵng lúng túng với đề thi Văn: Theo nhiều thí sinh tham gia kỳ thi, đề thi ngữ văn khiến nhiều thí sinh cảm thấy bất ngờ với câu 3, với phần đề: “Cảm nhận về những điều tác giả muốn nhắn gửi trong 2 đoạn trích sau: Ta làm con chim hót/ Ta làm một nhành hoa/ Ta nhập vào hòa ca/ Một nốt trầm xao xuyến/ Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời/ Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) và Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con/ Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục/ Con ơi tuy thô sơ da thịt/ Lên đường/ Không bao giờ nhỏ bé được/ Nghe con (Nói với con - Y Phương).

“Các bạn khá lúng túng bởi đề thi dạng này mới, trong khi điểm số của câu này là 5 điểm, nhiều bạn cho hay các bạn tách 2 bài ra để phân tích, nhưng nghe nói làm như vậy là sai yêu cầu của đề”, thí sinh Anh Duy tại Hội đồng thi THPT Trần Phú nhận xét. “Theo em nghĩ đề thi này buộc thí sinh phân tích phải có cả phần cảm nhận thơ, rồi tổng hợp và tìm được điểm chung của 2 bài thơ này”, thí sinh Linh Bảo, HĐT THPT Phan Châu Trinh nhìn nhận.