Trường Đại học Giáo dục ĐHQG Hà Nội

  • Nhà G7, 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội;
  • ĐT: (04) 37547969, Fax: (04) 37548092; - Website: http://www.education.vnu.edu.vn
  • Ký hiệu trường: QHS

Giới thiệu trường đại học Giáo dục ĐHQGHN

Trường Đại học Giáo dục là một trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. Đây là nơi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia giáo dục và nhà giáo cho mọi bậc học ở Việt Nam. Trụ sở chính của trường đặt tại số 144 Đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trường Đại học Giáo dục tiền thân là Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1481/TCCB, ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngày 3 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 441/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở nâng cấp Khoa Sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

Phương thức tuyển sinh

Trường ĐH Giáo dục tuyển sinh theo nhiều đợt, bao gồm: đợt 1 và đợt bổ sung (đợt bổ sung có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần).

- Đợt 1, Trường ĐH Giáo dục tuyển sinh theo các phương thức sau:

a) Phương thức xét tuyển theo kết quả tổ hợp các môn thi/bài thi THPT Quốc gia;

b) Phương thức xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực còn hạn sử dụng do ĐHQGHN tổ chức;

c) Phương thức xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế A-level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh;

- Đợt bổ sung, Trường ĐH Giáo dục sử dụng Phương thức xét tuyển theo kết quả tổ hợp các môn thi/bài thi THPT Quốc gia.

Chuyên ngành đào tạo tại Đại học Giáo dục - ĐHQG Hà Nội

 

STT

Ngành học

Chỉ tiêu

Thi THPTQG

Phương thức khác

Ghi chú

1

Sư phạm Toán

60

56

4

Chỉ tiêu theo phương thức tuyển sinh:

- Xét tuyển dựa trên kết quả tổ hợp các môn thi THPT Quốc gia không ít hơn 93% tổng chỉ tiêu.

- Xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế A-level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh không quá 1% tổng chỉ tiêu.

- Chỉ tiêu xét tuyển thẳng không quá 5% tổng chỉ tiêu.

2

Sư phạm Vật lý

45

43

2

3

Sư phạm Hóa học

45

43

2

4

Sư phạm Sinh học

40

38

2

5

Sư phạm Ngữ Văn

60

56

4

6

Sư phạm Lịch sử

30

28

2

7

Quản trị trường học

60

56

4

Tổng

340

320

20

 

 

 

Một số chương trình trao đổi học thuật và liên kết đào tạo quốc tế đại học Giáo dục ĐHQGHN

- Chương trình đào tạo và cấp bằng hoặc chứng chỉ công nhận giảng viên đạt chuẩn quốc của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge (Anh);
- Chương trình liên kết đào tạo thạc sỹ Quản lý Giáo dục với Đại học New England (Australia); thạc sỹ Ngôn ngữ Anh, thạc sỹ Lãnh đạo và Quản lý giáo dục với Đại học Dalarna (Thuỵ Điển),
- Chương trình liên kết đào tạo thạc sỹ Quản lý Hệ thống thông tin và thạc sĩ Quản trị kinh doanh với Đại học Shu-Te, Đài Loan;
- Chương trình nghiên cứu "Trường học Châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai" (Hoa Kỳ, Nhật Bản chủ trì);
- Dự án "Giáo dục Đại học" do Ngân hàng Thế giới tài trợ;
- Dự án "Thử nghiệm cải cách phương pháp giảng dạy và học tập môn Toán" với trường San Jose (Hoa Kỳ);
- Dự án "Hỗ trợ nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên miền núi" liên kết với Trung tâm Nghiên cứu văn hoá bản địa, Đại học Oregon (Hoa Kỳ);
- Dự án đào tạo "Quản lý đào tạo và Hệ thống việc làm" với Đại học Khoa học xã hội Toulouse I, "Giáo dục hướng nghiệp" với Học viện Quốc gia Nghiên cứu Lao động và Hướng nghiệp thuộc Trung tâm Quốc gia về Nghệ thuật và Nghề nghiệp, Cộng hoà Pháp, "Công nghệ đào tạo" với Đại học Cean (Pháp);
- Dự án giáo dục "Tâm lý học lâm sàng" với Đại học Vanderbilt (Hoa Kỳ);
- Dự án "Ứng dụng sư phạm tương tác vào đổi mới phương pháp dạy học" với Đại học Quebec (Canada);
- Chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên thường niên với Đại học Chi Ba (Nhật Bản);
- Chương trình liên kết đào tạo, trao đổi học thuật với Trường Đại học Sư phạm Đông Bắc (Trung Quốc);
- Dự án nâng cao chất lượng và tăng cường khả năng đào tạo trong lĩnh vực quản lý giáo dục tại Việt Nam do Cơ quan hợp tác quốc tế về giáo dục đại học Hà Lan (NUFFIC) tài trợ.

Theo Đại học Giáo dục ĐHQGHN