Sự kiện: Du học, thông tin du học

Trong những ngày cách đây không lâu khi các trường đại học ở nước Anh đã hoàn toàn lạc quan và tự tin cùng với mùi sơn mới đã lan tỏa khắp nơi, tôi đón tiếp một người đang làm việc trong lĩnh vực học thuật tại Pháp.

Ông có nhiệm vụ phải tìm hiểu lý do tại sao nền giáo dục đại học của chúng tôi ở Anh vận hành quá tốt so với các đối tác châu Âu của mình.

Ông cho tôi xem một bảng xếp hạng trên thế giới, trong đó có liệt kê 29 trường ĐH ở Vương quốc Anh nằm trong 200 trường tốp đầu, so với Đức là 14, với Pháp là con số 3 và với Ý là zero.

Đại học Sorbonne yêu dấu của ông, có lẽ là một trường đại học của lục địa châu Âu mà một người thông thường nhất có thể kể tên, lại không nhìn thấy đâu cả. Họ có thể làm những gì để đuổi kịp đây?

Trước khi trả lời câu hỏi ấy, việc gợi ra một chút say mê và niềm tự hào có vẻ khá hợp lý. Vào khoảng cuối chiến tranh thế giới thứ II, Anh, Mỹ và Liên Xô là một trong ba siêu cường trên thế giới.

Sức ảnh hưởng đến thế giới, sức mạnh của đế quốc và kinh tế, tất cả đã phai dần, nhưng học thuật, bên cạnh đó là môn bi-a, phi tiêu là vài lĩnh vực mà chúng tôi vẫn giữ được hiện trạng đẳng cấp nhất thế giới.

 

du hoc, hoc bong du hoc, hoi thao du hoc, visa du hoc

Đại học Sorbonne



Tiếng Anh, một ngôn ngữ quốc tế của các học bổng phải là một lợi thế rất to lớn.

Tôi đã từng nói rằng ,nước Mỹ từng một lần tranh luận xem chọn dùng Anh hay tiếng Đức. Đây rõ ràng là một điều vô nghĩa, nhưng nó lại xuất hiện một câu hỏi thú vị. Mọi chuyện sẽ như thế nào nếu nước Mỹ chấp nhận tiếng Đức?

Có một điều chắc chắn rằng: đó là các trường đại học có thứ hạng trên thế giới của chúng tôi (ở Anh) sẽ chịu đựng điều này, dù vậy tôi ngờ rằng điều đó sẽ trở thành chuyện lớn nhất.

10 tỉ USD và giấc mơ ĐH đẳng cấp ở Việt Nam
Trả 20.000 USD níu chân sinh viên loại ưu

Nhưng việc nói tiếng Anh chưa phải là tất cả vì dù muốn hay không thì việc thực hiện nghiên cứu đánh giá đã thay đổi những thái độ trong chuyện xuất bản.

Các bảng xếp hạng và những nghiên cứu đánh giá đều sơ lược và đang có khả năng làm méo đi các giá trị học thuật, chúng tác động qua lại lẫn nhau.

Hơn nữa, chính phủ hiểu rằng nếu bạn muốn có một hệ thống đại học hấp dẫn thì phải tiêu tốn bằng tiền.

Đúng vậy, tôi thấy “thoải mái” còn hơn là “giàu có”. Tiền bạc luôn phải chặt chẽ nhưng nếu có điều gì đó là quan trọng thì sẽ có quỹ được thành lập. Những tòa nhà mới, các thiết bị, những hội thảo và nhiều chuyến công tác học thuật cùng vài chai rượu cho những buổi thảo luận, tất cả sẽ xuất hiện khi cần.

Cuối cùng, chúng tôi được hưởng một lợi ích khổng lồ từ sự cởi mở đáng kinh ngạc của thị trường công việc về học thuật ở Vương quốc Anh. Mặc dù chúng tôi không giống lắm với các trận đấu bóng của giải Premier League, thậm chí những bộ phận nhỏ nhất cũng sẽ có một số học giả ngoại quốc điển hình trong nhóm.  

Vậy đó là câu chuyện của tôi. Tôi vừa nhận được một email hỏi rằng liệu nước Anh sẽ có thể duy trì được sự vượt trội ở châu Âu với những chính sách của chính phủ được ban hành gần đây. Vâng, tôi đã không đón nhận câu hỏi này một cách nghiêm túc cho đến khi bắt đầu nghĩ về nó.

May thay, chúng tôi vẫn nói tiếng Anh. Nhưng rồi các học viện ở châu Âu cũng vậy, và họ vẫn ngày càng chọn tiếng Anh để xuất bản và thậm chí vẫn dạy tiếng Anh. Chúng tôi vẫn đánh giá về việc nghiên cứu, nhưng những nước khác đã sao chép đánh giá của chúng tôi(*).

Và có điều gì đáng lo hơn là vấn đề tiền bạc và sự tuyển dụng quốc tế đang phải chịu áp lực. Trong việc đề phòng những cắt giảm tài chính lượng lớn sắp tới, “sự điều chỉnh” đang được thực hiện ở chỗ này hay chỗ kia.

Đó chỉ là chút tiền mặt để làm bôi trơn hệ thống, tuy nhỏ nhưng có thể được những thứ có giá trị cao đã mất. Cũng như những đứa trẻ nhạy cảm, chúng tôi không đòi hỏi nữa, vì sợ sự thất vọng và lúng túng ở cả hai.

Và lời hứa của chính phủ để “tạo qui tắc” cho sự nhập cư sẽ có những phản hồi đối với việc tuyển dụng nhân sự quốc tế. Số lượng cấp phép lao động đang được giới hạn, những điều đó vừa qua đã là một quá trình kéo dài và gây căng thẳng và có thể trở nên rắc rối hơn là có giá trị gì.

Có thể cho rằng thế mạnh siêu cường của chúng tôi đang bị đe dọa? Trong khi lục địa châu Âu cố gắng đưa ra sự tăng trưởng kinh tế bằng cách đầu tư mạnh vào giáo dục đại học thì chúng tôi lại đang làm mờ ánh sáng và đóng lại những cánh cửa. Chúng tôi phải hy vọng rằng niềm tự hào ít ỏi này của mình sẽ giúp chúng tôi vượt qua được điều đó.

    Jonathan Wofll -GS Triết học tại Đại học London (UCL), Anh.
    Thuần Dũng (chuyển ngữ theo bài viết của GS Jonathan Wofll)
    Bài viết đăng trên tờ Guardian 


(*) Bảng xếp hạng các đại học hàng đầu thế giới mà nhiều trường đại học cũng như các học giả vẫn sử dụng là bảng xếp hạng của Times Higher Education thuộc nước Anh. (chú thích của Thuần Dũng)