Sự kiện: Giáo dục, đào tạo, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, tuyển sinh 2014

Chúng tôi hoàn toàn phân tích được rằng, ba chung có rất nhiều vấn đề không hợp lí, bất cập Thêm nữa, cách nhìn của xã hội đối với các trường NCL không được thiện cảm cho lắm. Và, thực tế trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT có những động thái “mạnh tay” với các trường NCL, khiến tình thế khó khăn này thêm bi đát. Trong khi đó, nguồn nhân lực xã hội được các trường NCL cung cấp chẳng thua kém gì so với trường công.SV trường Công lập được trọng dụng hơn: Vô líCác trường NCL lâu nay vẫn thường khó tuyển sinh NV1 chứ chưa nói gì tới nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Theo một số lãnh đạo các trường NCL, việc tổ chức thi tuyển sinh như hiện nay chẳng khác nào các trường công lập hớt tay trên của trường NCL.


Hầu hết những sinh viên không trúng tuyển NV1 và không còn con đường nào khác mới nghĩ tới các trường NCL, điều đó thấy rằng, các trường NCL đành ngồi chờ SV trong sự lo lắng về con số chỉ tiêu luôn treo lơ lửng trên đầu. Tuyển sinh là một khâu trong quá trình đào tạo, nếu các trường không tuyển được SV, tức là trường đó có nguy cơ không tồn tại.

Khách quan, không tuyển được SV cũng có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản vẫn là thói quen, quan niệm xã hội muốn con em mình vào được các trường công hơn là trường tư. Thực chất, theo các lãnh đạo là hiệu trưởng các trường NCL thì, việc đào tạo ra con người ở hai hệ công lập và NCL là như nhau. Một  điều vô lí trong việc “đối xử” giữa các trường được GS Trần Hồng Quân chỉ ra rằng: “Nếu các trường công lập được Nhà nước đầu tư cho chi phí đào tạo lên tới 70%, còn 30% là SV chịu, trong khi đó các trường NCL phải chịu hoàn toàn 100%, thậm chí hơn con số đó. Vậy, thử hỏi vì sao lại có sự vô lí đó?”

Một vấn đề cũng gây bức xúc không kém được các trường NCL chỉ ra, đó là tiền thuế hằng năm mà các trường phải đóng. Theo GS Trần Hồng Quân, riêng việc đánh thuế các trường đã là vô lí, có trường đã phải đóng tới hơn 20 tỷ tiền thuế/năm, ngoài ra nhiều trường khác cũng đang bị đe dọa. “Có một quy định nữa, tôi cũng thấy rất vô lí. Tức là trường nào đạt được diện tích trên đầu sinh viên như Bộ quy định thì được đóng 10% thuế, nếu trường nào không đạt quy định đó thì phải đóng tới 28%. Như thế, làm sao các trường sống được” - GS Quân cho biết.Cũng theo GS Quân, nếu Nhà nước quy định trường nào làm nhiệm vụ của Nhà nước thì Nhà nước tài trợ: “Vậy, SV đào tạo ra cho ai, cho xã hội chứ! Vậy, trường công đào tạo cho xã hội, tức là nhiệm vụ Nhà nước và trường tư cũng đào tạo cho xã hội thì thử hỏi có khác gì nhau” GS Quân cho biết.

GS Trần Hồng Quân cho rằng, việc SV hai hệ công lập và NCL cần phải có đối xử công bằng trong xã hội. Vì, cả hai SV này đều là công dân, không có gì khác nhau về quyền lợi và nghĩa vụ công dân. Tuy nhiên, SV ở hệ NCL phải chịu 100% chi phí đào tạo, trong  khi SV hệ công lập chỉ phải chịu 30%, điều đó là không hợp lí. Vì theo GS Quân, SV hệ NCL vẫn đang là nguồn nhân lực hằng năm rất lớn cho Nhà nước và cho xã hội.

Thi ba chung thì tốt, nhưng đã hoàn thành sứ mệnh…

Về ưu điểm của hình thức thi ba chung trong những năm qua đã được xã hội đồng thuận. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục, việc tiến hành thi ba chung ở bậc ĐH, CĐ như bây giờ là không còn phù hợp. Vấn đề này đã được báo chí đào bới không ít. Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ NCL cho rằng, việc phân biệt đối xử xã hội với SV ở hai hệ là không công bằng. Ngoài ra, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL đã có nhiều hội thảo, hội nghị phân tích chỉ rõ những hạn chế về hình thức thi ba chung không phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn chưa “ngả mũ”.

GS Trần Hồng Quân dẫn lời GS Đào Trọng Thi nói rằng: “Thi ba chung thì tốt, nhưng nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó…”.  Không phủ nhận về nhược điểm của ba chung, GS Quân cho rằng, ba chũng vẫn còn có những lợi ích nào đó như lợi ích nhóm, vẫn có sức ì của nó.Theo phân  tích của GS Trần Hồng Quân, nếu ngày nào chúng ta và ngành  giáo dục còn áp dụng hình thức ba chung thì ngày đó những tài năng trong nhiều lĩnh vực sẽ bị thui trột dần do đạt điểm cao nhưng vẫn trượt ĐH, CĐ.

GS Quân cho biết: “Tôi nói đơn giản, thi ba môn cho một khối, thi bốn khối cho hàng trăm ngành, đó là cách tuyển chọn hết sức thô. Bốn khối cho hàng  trăm ngành nhưthế làm sao tuyển được cho từng ngành.Thí dụ, thi khối A với ba môn Toán, Lý Hóa vào ngành Công nghệ thông tin, mặc dù điểm Toán rất cao, nhưng Lý, Hóa thấp chưa đạt điểm sàn thì coi như thí sinh đó bị loại. Như vậy, chúng ta mãi mãi không tuyển được những người thực sự có năng lực” GS Quân phân tích.Liên  quan tới hình thức thi ba chung là vấn đề tự chủ cho các trường, theo GS Quân, nếu Bộ thực sự giao vấn đề tự chủ cho các trường thì mặc nhiên khâu tuyển sinh phải để cho các trường được tự chủ, không cần Bộ can thiệp bằng điểm sàn.

Đề xuất nới thêm thời  gian xét tuyển NV3

Đề tạo điều kiện cho các trường trong khâu tuyển sinh và xét tuyển năm nay, PGS Lê Văn Lý, Hiệu trưởng trường ĐH Hùng Vương TP HCM đưa ra ý kiến kéo dài thời gian xét tuyển NV3. “Sau NV3 đề nghị cho kéo dài thêm thời gian đối với các trường chưa đạt chỉ tiêu.Vì sau NV3 còn hàng chục nghìn SV đạt điểm sàn và trên điểm sàn. Với cách làm như hiện nay thì SV sẽ chỉ tập chung vào một số trường, còn một số trường SV không nộp vào. Với lượng SV đạt điểm sàn và trên sàn mà vẫn không đậu ĐH, CĐ nếu để ở nhà sẽ là mối nguy cơ xấu cho xã hội vì thói lêu lổng, chơi bời


Nguồn: Báo Giáo Dục Việt Nam