Bảo lãnh tài chính I-134 khi du học Mỹ

Luật Mỹ đòi hỏi các trường đại học phải duyệt xét để xác định khả năng tài chính của bạn hoặc gia đình bạn để tài trợ cho việc học hành và sinh sống của bạn ở Mỹ trước khi bạn được cấp Mẫu I-20 hay Mẫu IAP-66 (cho J-1 Visitor Exchange). Bạn cần Mẫu nhập học I-20 này để được cấp chiếu kháng với tư cách du học sinh (F-1 Student Visa) và được nhập vào nước Mỹ để du học. Nếu bạn không nộp đủ giấy tờ chứng minh khả năng tài chính (Mẫu I-134), bạn có thể bị từ chối không được cấp Mẫu I-20 hay IAP-66 mặc dù bạn hội đủ tiêu chuẩn học vấn và có thể đã được chấp thuận cho học.

Tuy nhiên, luật Mỹ cũng cấm cấp những mẫu I-20 hay IAP-66 cho sinh viên nếu không được thâu nhận vào học. Do đó điều trước tiên bạn phải làm là hội đủ điều kiện học vấn và gởi hồ sơ học trình và văn bằng đến trường bạn chọn học.

Chứng minh tài chính du học Mỹ: Những câu hỏi thường gặp

Chứng minh tài chính du học Mỹ: Những câu hỏi thường gặp

Bạn có thể sẽ phải trình giấy chứng minh tài chính du học Mỹ 2 hoặc 3 lần.

Lần đầu với trường bạn chọn, những trường tư và nhiều trường công đòi hỏi bạn phải đủ khả năng trả học phí như là một tiêu chuẩn để chấp thuận vào học. Hơn nữa bạn còn có thể phải chứng minh là không những bạn có đủ tiền để học mà còn phải có khả năng trả tiền ăn, ở, di chuyển, bảo hiểm và tiêu xài cá nhân. Không những thế, bạn còn phải trình giấy tờ chứng minh này để được chấp thuận bởi Toà Lãnh sự Mỹ, và cuối cùng bạn có thể phải trình một lần nữa cho nhân viên sở di trú, người sẽ quyết định cho bạn vào nước Mỹ.

Mẫu I-134

Mẫu I-134 là một tờ cam kết của người thân nhân đứng đơn cam đoan sẽ bảo trợ tài chính cho du học sinh Mỹ trong suốt khoảng thời gian học ở Mỹ. Nếu người thân nhân này ở Mỹ, thì tờ cam kết này phải được thị thực chử ký (notarized) ở Mỹ. Nếu nghười thân nhân đó ở ngoài nước Mỷ, mẫu I-134 phải đươc thị thực bởi Tòa Ðại sứ hay Tòa Lãnh sự Mỹ.

Cung cấp dữ kiện

Người đứng đơn phải nộp 2 bản cung cấp đầy đủ những dữ kiện về lương bổng và nguồn tài trợ, bằng cách cung cấp những giấy tờ sau đây

  • Chứng nhận của ngân hàng hay cơ quan tài chính của thân nhân đang ký gởi ngân khoảng với những chi tiết như tài khoản và thời gian ký gởi
  • Chứng nhận của công ty hoặc cơ quan bạn đang làm việc về tình trạng việc làm và lương bổng của bạn
  • Hoặc nếu người thân nhân làm nghề tự do (chẳng hạn như là tiểu thương) và ở Mỹ, họ phải nộp giấy thuế của 2 năm trước
  • Nếu người thân nhân có công trái phiếu, phải liệt kê số danh mục, loại và tên của người thừa hưởng


Tôi mới bị từ chối cấp thị thực du học theo điều khoản 214(b) của Luật Di trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là gì? Tôi có thể nộp đơn lại không?

Thông thường, đương đơn xin thị thực du học thường bị từ chối vì một trong những lý do sau: (a) đương đơn không thuyết phục được viên chức việc đương đơn thực sự có ý định học tập tại Hoa Kỳ hoặc đương đơn có khả năng học tốt ở Hoa Kỳ; (b) đương đơn không thuyết phục được viên chức Lãnh sự việc đương đơn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học; (c) đương đơn không thuyết phục được viên chức Lãnh sự rằng đương đơn có ý định quay trở về Việt Nam sau khi hoàn tất khoá học tại Hoa Kỳ. Đương đơn có thể xin phỏng vấn lại bất kỳ lúc nào, tuy nhiên đương đơn nên xem xét thật kỹ hồ sơ của mình trước khi tái phỏng vấn. Khi phỏng vấn lại, đương đơn phải chuẩn bị giải thích thật rõ ràng (a) kế hoạch học tập; (b) tình hình tài chính; (c) kế hoạch làm việc sau khi hoàn tất khoá học tại Hoa Kỳ.

Tôi nghe nói xin visa du học Mỹ rất khó, điều này có đúng không?

Có ba yêu cầu cơ bản mà học sinh/sinh viên phải đáp ứng khi xin visa du học Mỹ, đó là:

  1. Bạn phải là học sinh/sinh viên nghiêm túc với mục đích đi du học thực sự.  Bạn nộp đơn xin visa du học nên mục đích vào Mỹ của bạn phải là để học. Viên chức lãnh sự sẽ cho rằng bạn phải trả lời được những câu hỏi cơ bản về trường mà bạn sẽ theo học, những khoá học mà bạn dự định học cũng như kế hoạch khi trở về Việt Nam, vì sao bạn quyết định chọn trường đó, v.v.
  2. Bạn phải có đủ nguồn tài chính: Bạn phải cho viên chức Lãnh sự thấy bạn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian bạn theo học ở Hoa Kỳ. Sau đây là một số ví dụ về giấy tờ tài chính có thể chấp nhận được: học bổng, thư hỗ trợ tài chính của trường bạn theo học, giấy tờ kinh doanh của gia đình, biên lai thuế, giấy tờ nhà, đất hoặc sổ tiết kiệm. Thư xác nhận tiền gửi ngân hàng không được chấp nhận làm bằng chứng chứng minh nguồn tài chính.
  3. Bạn phải trình bày được ý định quay trở về Việt Nam: Khi bạn nộp đơn xin visa du học, chúng tôi hiểu rằng bạn xin phép vào Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian nhất định đủ để hoàn thành khoá học. Sau khi hoàn thành khoá học bạn phải quay trở về Việt Nam.


Khi du học tự túc ở Mỹ thì chứng minh tài chính của sinh viên ở phía Việt Nam hay thân nhân ở Mỹ, hay cả hai phía đều phải chứng minh tài chính? Trường hợp thân nhân ở Mỹ không phải là cha mẹ, anh chị em ruột, mà là bà con được không?

Người bảo lãnh tài chính cần phải điền bộ đơn I-134 chứng minh về khả năng tài chính của mình và có thể là bất kỳ ai, miễn là bảo đảm được khả năng chu cấp đầy đủ học phí, chi phí ăn ở và các chi phí khác cho người được bảo lãnh du học cho đến khi tốt nghiệp.

Nếu cả hai phía đều cùng đứng ra bảo lãnh tài chính cho người đi du học thì cả hai phía đều cần điền đầy đủ thông tin yêu cầu từ bộ đơn I-134.

Chứng minh tài chính du học Mỹ - Hoa Kỳ như thế nào?

Việc chứng minh tài chính du học sẽ đáp ứng theo yêu cầu của các đại sứ quán từng quốc gia khác nhau.Tuy nhiên phần chung nhất là chứng minh tài chính thường gồm 2 phần: Bằng chứng về số tiền bạn phải chuẩn bị đi du học và nguồn gốc tích lũy của số tiền đó.

1. Bằng chứng tài chính về số tiền bạn phải chuẩn bị để đi du học:

- Thể hiện bằng sổ tiết kiệm hoặc Hợp đồng vay tín dụng.

- Các ngân hàng hoặc tổ chức cho vay tín dụng du học như: ANZ, ACB, SACOMBANK, TECHCOMBANK v.v

- Khi bạn xin thị thực du học sử dụng tiền vay ngân hàng hoặc hợp đồng tín dụng từ một tổ chức tài chính Việt Nam sẽ được yêu cầu cung cấp bằng chứng giải ngân từ Hợp đồng vay/tín dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu về tài chính đối với hồ sơ xin thị thực du học. Những giấy tờ cần nộp để chứng minh cho việc giải ngân như sau:

  • Bản sao công chứng Hợp đồng thế chấp tài sảnchung-minh-tai-chinh
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và/hoặc quyền sử dụng đất của tài sản được thế chấp
  • Biên bản giám định tài sản thế chấp
  • Biên nhận việc trao quyền sở hữu của tài sản được thế chấp
  • Đăng ký giao dịch bảo đảm
  • Khế ước nhận nợ
  • Phiếu chi giải ngân
  • Telex chuyển tiền

- Người làm hợp đồng tín dụng được yêu cầu kiểm tra các chứng từ vay nợ thật kỹ trước khi nộp hồ sơ nhằm đảm bảo chi tiết các khoản vay đều chính xác. Với những khoản vay có thông tin không chính xác như họ tên của du HS không đúng hoặc chứng từ được mở có hiệu lực dưới 12 tháng sẽ không đáp ứng được yêu cầu về tài chính và đơn xin thị thực có thể bị từ chối.

- Tuỳ theo yêu cầu của từng đại sứ quán, bạn có thể phải để số tiền bạn cần chứng minh trong ngân hàng từ 0 tới 6 tháng trước khi xin visa du học.

2.Nguồn gốc tích luỹ tài chính của số tiền du học: Nguồn gốc tích luỹ tài chính có thể là:

*Đối với kinh doanh cá thể:

- Giấy phép đăng ký kinh doanh cá thể, cơ sở sản xuất tư nhân hoặc giấy xác nhận kinh doanh của địa phương;

- Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng;

- Giấy giải trình thu nhập.

*Đối với công ty, doanh nghiệp: Giấy phép đăng ký kinh doanh: công ty phải được thành lập trước ngày nộp hồ sơ 3 năm:

- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

- Báo cáo tài chính và báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp: 3 năm gần nhất;

- Bảng khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân;

- Hợp đồng giao dịch: Thể hiện đúng chức năng hoạt động của công ty (nộp khoản 10 hộp đồng, nếu có);

- Hóa đơn, phiếu thu, giấp nộp tiền vào kho bạc nhà nước;

- Góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.

Ngoài việc chứng minh nguồn gốc tích luỹ số tiền du học kể trên, bạn đồng thời phải chứng minh được thu nhập của gia đình mình ở mức ổn định đủ để trang trải cho bạn trong suốt quá trình học tập và vẫn có đủ tiền để lo cuộc sống của các thành viên còn lại ở Việt Nam.

Cách chứng minh tài chính khi du học Mỹ

Thạc sĩ Quách Mỹ Ngọc, phó giám đốc phụ trách về tư vấn giáo dục và tổ chức sự kiện, Viện Giáo dục quốc tế (IIE) tại TP.HCM:

Cách chứng minh tài chính sẽ khác nhau tùy theo tình hình thực tế của từng gia đình. Bạn có thể sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy nộp thuế, chủ quyền bất động sản, hợp đồng cho thuê mướn, bảng lương hoặc sổ tiết kiệm. Tất cả những giấy tờ trên phải mang tính pháp lý và thể hiện rõ nguồn thu của gia đình.

Trước khi làm thủ tục chứng minh tài chính, bạn cần ước tính trước tổng chi phí cho một năm học là bao nhiêu (bao gồm học phí, ăn ở, đi lại, sách vở, bảo hiểm y tế, sinh hoạt cá nhân).

Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, việc làm thêm khi chọn du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.