Chứng minh tài chính du học đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định du học của bạn. Vì sai lầm nhỏ khi chứng minh tài chính du học mà nhiều bạn đã để vuột mất khỏi tay cơ hội du học Hàn Quốc. Cùng tìm hiểu về chứng minh tài chính du học tại Hàn Quốc 2022.

Chứng minh tài chính du học Hàn - Ảnh 1

Bạn đã nắm được quy định chứng minh tài chính khi du học Hàn Quốc chưa?

1. Vì sao bạn phải chứng minh tài chính khi đi du học?

Việc chứng minh tài chính khi đi du học tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada là yêu cầu bắt buộc. Điều này ngày càng được siết chặt do tình trạng mượn danh nghĩa đi du học để sang làm việc hoặc định cư bất hợp pháp đang tăng cao.

Thực chất, việc chứng minh tài chính nhằm thiết lập sự tin tưởng với Đại sứ quán và Cục xuất nhập cảnh của các nước về khả năng kinh tế của gia đình mình. Khi kinh tế gia đình bạn đủ mạnh đồng nghĩa với việc kinh phí cho suốt quá trình học tập của bạn sẽ được cung cấp đầy đủ. Các bạn sẽ có thể tập trung vào việc học thay vì lo lắng đi làm thêm để đóng học phí, trang trải chi phí sinh hoạt,… Sự đảm bảo này như một cam kết rằng bạn sang đây chỉ với mục đích học tập chứ không phải để đi làm kiếm tiền hay có bất cứ ý định nào khác.

2. Thủ tục chứng minh tài chính du học Hàn Quốc 2022

Như Sunny đã chia sẻ ở trên, chứng minh tài chính là thủ tục bắt buộc để xin được visa du học Hàn Quốc. Nếu bạn nhận được học bổng Chính phủ toàn phần thì bạn sẽ được miễn chứng minh tài chính visa Hàn Quốc.

Chứng minh tài chính du học hàn quốc

Để chứng minh tài chính du học thì bạn cần có 3 loại giấy tờ cơ bản: sổ tiết kiệm, giấy tờ chứng minh thu nhập và giấy cam kết bảo lãnh tài chính. Ngoài ra, nếu có các tài sản giá trị lớn như ô tô, bất động sản,… thì bạn cứ bổ sung giấy tờ để tăng khả năng đậu visa du học Hàn Quốc nhé!

Sổ tiết kiệm

Sổ tiết kiệm là một trong những thủ tục xin visa du học Hàn Quốc bắt buộc phải có. Để chứng minh với Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Hàn Quốc là bạn có thể chi trả đầy đủ học phí và sinh hoạt phí trong quá trình học tập tại đất nước của họ thì sổ tiết kiệm là giải pháp hợp lý nhất. Bởi vì bạn không thể nào mang một “cọc tiền” đến để cho người ta đếm phải không nào?

Yêu cầu về số tiền trong sổ tiết kiệm và thời gian gửi đối với mỗi bậc du học lại khác nhau, cụ thể là:

Du học tiếng: Sổ tiết kiệm có ít nhất 10.000 USD, được gửi vào ngân hàng tối thiểu 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin visa du học Hàn Quốc.

Du học cao đẳng/ đại học/ thạc sĩ/ tiến sĩ: Sổ tiết kiệm có ít nhất 20.000 USD, được gửi vào ngân hàng tối thiểu 3 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin visa du học Hàn Quốc.

Theo kinh nghiệm du học Hàn Quốc, bạn có thể gửi tiền tiết kiệm bằng tiền USD hoặc tiền Việt tương đương đều được nhé! Nếu sổ tiết kiệm của bạn gửi bằng tiền Việt thì khi đi xin xác nhận số dư tại ngân hàng nhớ hẹn nhân viên ngân hàng quy đổi VND ra tương đương với USD để trường và Đại sứ quán/ Lãnh sự quán hiểu nha.

Bạn lưu ý là người đứng tên trong sổ tiết kiệm phải là chính bạn hoặc bố mẹ bạn hoặc người giám hộ (trường hợp bố mẹ mất).

Nếu bạn không có sổ tiết kiệm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên thì hãy liên hệ ngay với Trung tâm Du học và Hàn ngữ Sunny để được hướng dẫn chi tiết và cụ thể nhé!

Chứng minh thu nhập hàng tháng

Chứng minh thu nhập du học của người bảo lãnh với số tiền từ 30 triệu/ tháng. Nguồn thu nhập này phải rõ ràng, minh bạch, thể hiện qua giấy chứng minh thu nhập. Vậy chứng minh thu nhập bằng cách nào?

Cách chứng minh thu nhập là bạn cần nộp các giấy tờ sau trong hồ sơ xin visa du học Hàn Quốc:

Hợp đồng lao động

Bảng lương 3 tháng gần nhất nếu người bảo lãnh của bạn là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, người đi làm hưởng lương

Bảng sao kê tài khoản công ty nếu người bảo lãnh của bạn là chủ doanh nghiệp

Cam kết bảo lãnh tài chính

Du học Hàn Quốc cần điều kiện gì không thể không nhắc tới cam kết bảo lãnh tài chính. Người đi du học bắt buộc phải có giấy cam kết bảo lãnh tài chính của người bảo lãnh, thông thường là bố mẹ. Trường hợp du học sinh có bố mẹ mất thì người thân ruột thịt (ông bà, anh chị em, cô dì chú bác,…) trong sổ hộ khẩu sẽ là người bảo lãnh.

Ngoài ra, giấy cam kết bảo lãnh tài chính cần phải có xác thực của địa phương mới hợp lệ nhé bạn! Như vậy, chúng ta có thể thấy cam kết bảo lãnh tài chính là một trong những đáp án cho thắc mắc .

Chứng minh tài sản

Ngoài sổ tiết kiệm và chứng minh thu nhập nếu bạn hoặc người bảo lãnh của bạn sở hữu các tài sản có giá trị lớn như bất động sản, ô tô, doanh nghiệp/ công ty,… thì bạn hãy bổ sung các giấy tờ này vào trong hồ sơ xin visa du học Hàn Quốc nhé!

Khi ấy, bạn cần nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ sổ đỏ/ sổ hồng, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy đăng ký kinh doanh,…

Chứng minh tài sản chỉ là “điểm cộng” cho bộ hồ sơ xin visa du học Hàn Quốc của bạn trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời giúp tăng khả năng xin visa thành công chứ không thể thay thế sổ tiết kiệm hay chứng minh thu nhập được đâu nhé! Bởi vì tài sản sở hữu không dùng để chi trả cho chi phí du học của bạn.

Bên cạnh sự khác nhau về điểm trung bình GPA thì mỗi học viên cũng sẽ có điều kiện và năng lực tài chính khác nhau, nên giấy tờ làm hồ sơ chứng minh tài chính du học Hàn Quốc cũng khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kĩ các thủ tục để làm cho đúng, tránh sai sót không đáng có. Bởi dù là một lỗi nhỏ thôi cũng có thể gây ra những bất lợi lớn trong việc xin visa, phá vỡ kế hoạch du học Hàn Quốc của bạn.

3. Các loại hồ sơ chứng minh tài chính

Sổ tiết kiệm:

Khi xin visa theo diện không ưu tiên:

Trường hợp xin visa quá trình học Cao Đẳng, Đại Học, Thạc Sỹ, Tiến Sỹ (D-2):

-   Gửi 20.000 USD vào ngân hàng tối thiểu 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

Trường hợp xin visa học theo chương trình trao đổi của 2 trường ĐH Việt– Hàn (D-2):

-   Gửi 9.000 USD vào ngân hàng tối thiểu 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

Trường hợp xin visa quá trình học tiếng (D-4):

-  Gửi 10.000 USD vào ngân hàng tối thiểu 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

Lưu ý: sổ tiết kiệm chuyển quyền/chuyển nhượng hoặc sổ tiết kiệm của Qũy tín dụng sẽ không được chấp nhận.

Trường hợp xin visa quá trình du học ngắn hạn (D-2-8):

-  Tiền học + Phí lưu trú tối thiểu 700,000 won/ tháng × thời hạn lưu trú)

  Lưu trú 3 tháng : Tiền học + Phí lưu trú (700,000 won × 3 tháng)

Đăng kí hồ sơ nhập học tại các trường:

   Sinh viên vẫn phải chứng minh tài chính và cần chứng minh bằng sổ tiết kiệm đứng tên mình hoặc tên bố mẹ mình. Khi ứng tuyển học chuyên ngành thì sổ tiết kiệm thường không cần phải gửi 6 tháng trước ngày nộp hồ sơ nhưng đối với việc ứng tuyển các khoá học tiếng Hàn tại các trường đại học thì sinh viên cần chú ý tới điều này, thậm chí có trường sẽ yêu cầu gửi trước 1 năm. 

Lưu ý: Từ năm 2020 có qui định yêu cầu về sổ bảo đảm tài chính 10.000 USD ở ngân hàng Woori bank Hàn Quốc, nếu sinh viên chứng minh bằng sổ này thì không cần làm các sổ tiết kiệm tại ngân hàng Việt Nam

Bảo lãnh tài chính :

Bảo lãnh tài chính từ bố mẹ đẻ:

-   Ngoài sổ tiết kiệm, nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh (là bố mẹ học sinh) chính là sự đảm bảo chắc chắn nhất khả năng cung cấp tài chính khi đi du học cũng như khả năng duy trì tài chính của gia đình tại Việt Nam.

Trường hợp bố mẹ đẻ bảo lãnh tài chính, cần có những giấy tờ sau:

-  Các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh v.v (bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước).

-  Các giấy tờ chứng minh tài chính của bố mẹ như chứng minh nghề nghiệp, xác nhận khả năng thu nhập lương hàng tháng v.v (bản gốc và bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước).

Cảm kết bảo lãnh tài chính cho con đi học của bố mẹ có chứng thực của địa phương về chữ ký (bản gốc và bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước).

-  Bản gốc và bản photo sổ tài khoản và giấy xác nhận số dư tiền gửi bản gốc tiếng Anh do ngân hàng cấp gần nhất đến ngày nộp hồ sơ (chỉ thu bản xác nhận số dư tiền gửi được cấp trong vòng 10 ngày trước ngày nộp hồ sơ).

 Các trường hợp bố mẹ đẻ đã mất hoặc đều ở Hàn Quốc:

-     Anh chị ruột hoặc anh rể chị dâu (có quốc tịch Hàn Quốc) bảo lãnh tài chính

Các giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình của HQ và VN như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh...(bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước)

-   Các giấy tờ chứng minh tài chính của người bảo lãnh (bản gốc và bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước)

-  Cam kết bảo lãnh tài chính có chứng thực của địa phương về chữ ký  (bản gốc và bản dịch tiếng Anh công chứng nhà nước)

Bản gốc và bản photo sổ tài khoản và giấy xác nhận số dư tiền gửi bản gốc tiếng Anh do ngân hàng cấp gần nhất đến ngày nộp hồ sơ  (chỉ thu bản xác nhận số dư tiền gửi được cấp trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ

 Giáo sư Hàn Quốc của khoa học sinh sẽ nhập học bảo lãnh:

-  Bản gốc cảm kết bảo lãnh tài chính cho học sinh  (nêu rõ số tiền học bổng, số kỳ được cho học bổng và đóng dấu cá nhân của giáo sư)

-  Bản gốc giấy chứng nhận mẫu dấu cá nhân của giáo sư

-  Bản gốc giấy chứng nhận nghề nghiệp của giáo sư do trường cấp 

-  Bản gốc giấy chứng minh tài chính của giáo sư (VD :giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, giấy xác nhận phí nghiên cứu của giáo sư sẽ nhận...)            

Điều kiện sức khỏe du học Hàn 2022

Cập nhật những điều kiện du học Hàn Quốc mới nhất năm 2022

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp