Chính sách miễn học phí cho học sinh THCS tại địa bàn TPHCM đang được xem xét và hoàn toàn có tính khả thi, việc này sẽ là chính sách nhân văn của TPHCM đối với các gia đình khó khăn không có điều kiện cho con đi học.

TP.HCM: Xem xét miễn học phí THCS vào năm học sau

Con phải học cả thứ bảy: "Đúng hay Sai"

Tại hội nghị tổng kết năm học 2017 - 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học mới 2018-2019 ngày 14/08, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân gửi lời cảm ơn đến hơn 79.000 thầy cô giáo của TP và ghi nhận ngành GD&ĐT TP đã đạt nhiều thành tựu, phát triển đúng hướng. Bí thư Nguyễn Thiện Nhân một lần nữa khẳng định TP đang bàn việc miễn học phí bậc THCS và trình HĐND vào cuối năm nay.

Miễn học phí - chính sách nhân văn

Trước đó, tại buổi làm việc với Sở GD&ĐT TP HCM ngày 13/08, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết việc không thu học phí bậc THCS đã được giao cho Sở Tài chính lên phương án để trình HĐND TP xem xét, thông qua vào cuối năm nay. Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, quan điểm của TP là mọi người đều có quyền được học, mọi người phải có trách nhiệm cho con em đi học.

Chính sách miễn học phí THCS tại TP HCM nếu được thông qua sẽ tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

Miễn học phí bậc THCS là một trong những đề xuất của Bộ GD&ĐT nằm trong đề án Luật Giáo dục sửa đổi. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính không chấp thuận với lý do tăng chi cho ngân sách nhà nước và thời điểm này chưa phù hợp.

Chính sách nhân văn của TPHCM:

Tại TPHCM, năm 2017, ngân sách thu được từ nguồn thu học phí bậc THCS là 351 tỉ đồng. Từ nhiều năm nay, TP HCM không tăng học phí. Cụ thể, ở bậc THCS, có 2 mức thu là 100.000 đồng/tháng/học sinh thuộc nhóm 1 (gồm các trường thuộc quận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân); 85.000 đồng/tháng/học sinh thuộc nhóm 2 (gồm các trường thuộc huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè).

Theo một chuyên gia giáo dục, 351 tỉ đồng từ nguồn thu học phí so với ngân sách của một đô thị phát triển như TP HCM thật ra chỉ là con số rất nhỏ. Vì thế nếu cân đối ngân sách miễn học phí ở bậc THCS (bậc tiểu học không thu) là một chính sách nhân văn của TP.

Việc miễn học phí có phát sinh nhiều vấn đề?

Một lãnh đạo Sở GD&ĐT nêu quan điểm về vấn đề này là hoàn toàn khả thi, miễn học phí sẽ có tác dụng động viên tinh thần rất lớn với những gia đình không có điều kiện. "100.000 đồng/tháng có thể với nhiều gia đình không là gì nhưng cũng lại vô cùng lớn với các trường hợp khó khăn" - vị này cho biết.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM, chủ trương miễn học phí bậc THCS là rất nhân văn và hợp lý. Bởi lẽ, TP HCM đã tiến hành phổ cập bậc THCS, cùng với phổ cập thì miễn học phí là việc làm phù hợp, đồng bộ. Việc miễn học phí sẽ tạo điều kiện cho tất cả những em có hoàn cảnh khó khăn cũng được đến trường.

Tuy nhiên, ông Ngai cũng cho rằng để làm được điều đó, Sở Tài chính và Sở GD&ĐT cần ngồi lại với nhau để bàn cách cân đối ngân sách như thế nào? Năm 2017, TP HCM thu hơn 300 tỉ đồng từ học phí THCS thì con số này sẽ tính toán cân đối ra sao? Thu lại thế nào bởi các trường hoạt động bằng ngân sách và nguồn thu học phí. "Nếu không thu thì các hoạt động giáo dục sẽ tổ chức thế nào vì hoạt động nào cũng phải cần kinh phí" - ông Ngai băn khoăn.

Chính sách nhân văn của TPHCM:

Một chuyên gia giáo dục khác cho rằng miễn học phí phải đi kèm với quá trình giám sát thu chi ở trường chặt chẽ và hiệu quả. Theo vị này, dù năm nào ngành GD&ĐT cũng nghiêm cấm lạm thu nhưng thực tế bằng cách này hay cách khác, nhiều đơn vị vẫn "đẻ" ra những khoản phụ phí khác. "Vì thế cần một cơ chế giám sát cũng như xử lý nghiêm nếu trường hợp nào lạm thu để bù lỗ một khi miễn học phí" - vị này nói.

Ông Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10), cho rằng nhìn từ bậc tiểu học, trước đây theo yêu cầu quy hoạch, mỗi phường phải có một trường tiểu học. Thực tế có những trường có quy mô rất nhỏ, thu học phí hay không cũng chỉ như muối bỏ bể bởi dù một trường chỉ có 8 - 9 lớp học cũng phải duy trì một bộ máy hoạt động tương đương như những trường có quy mô lớn, ngân sách nhà nước lại phải cấp bù.

Nhìn từ bậc tiểu học sang THCS, miễn học phí là hoàn toàn khả thi nhưng tính lâu dài là làm sao để mặt bằng các trường ngang bằng nhau, không có sự chênh lệch. Những trường quy mô nhỏ có thể quy hoạch lại thành một trường lớn. Muốn vậy phải có chiến lược và quyết tâm từ người đứng đầu các quận, huyện. 

Sĩ số lớp 1 gần 70 học sinh - Giáo viên lo lắng

Giá như nhà mình "có tiền" cho con đi du học

Theo Người lao động - Kênh Tuyển Sinh