Mỗi một hành động của người lớn dù lớn dù nhỏ dù xuất hiện tần suất cao hay thấp thì đề ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ đấy! Vậy căn nguyên nào khiến người lớn không nên cãi nhau trước mặt trẻ?
1. Trẻ có thể cảm thấy không an toàn
Theo tạp chí Parents, khi một đứa trẻ nghe thấy tên của mình trong cuộc tranh cãi nảy lửa của cha mẹ, chúng có thể cảm thấy bất ổn. Trẻ có thể tự hỏi: "Có phải cha mẹ tôi sẽ ly hôn?". Điều này có thể tạo ra cảm giác bất an và thiếu an toàn.
2. Trẻ thấy mình có lỗi về cuộc tranh cãi của cha mẹ
Nếu cha mẹ tranh cãi về tiền bạc, đứa trẻ nghe thấy và có thể tự hỏi: "Tại sao họ lại chi tiêu nhiều như vậy?". Đứa trẻ có thể cảm thấy tội lỗi như thể đó là lỗi của nó. Trẻ có thể sẽ nghĩ: "Chúng ta có đủ tiền ăn không?", "Chúng ta có phải dọn ra khỏi nhà không?" hoặc "Nếu như không có mình, cha mẹ sẽ có nhiều tiền hơn".
Căn nguyên nào khiến người lớn không nên cãi nhau trước mặt trẻ?
3. Trẻ cảm thấy chúng phải lựa chọn đứng về phía nào
Điều này có thể xảy ra khi cha mẹ nói xấu người kia với con. Chẳng hạn, nếu mẹ luôn nói điều tiêu cực về cha với con, trẻ có thể sẽ nghe theo và đứng về phía mẹ. Nhưng cũng có trường hợp trẻ sẽ bênh vực và bảo vệ cha, tức giận, xa cách mẹ vì đã nói những lời tiêu cực. Trong mọi trường hợp, trẻ luôn cảm thấy mình bắt buộc phải lựa chọn một bên.
4. Trẻ dễ bị trầm cảm
Trẻ em không muốn trở thành một phần trong cuộc chiến của cha mẹ, vì vậy, đôi khi chúng đối phó bằng cách im lặng và trốn tránh. Càng khép kín khiến trẻ dễ bị căng thẳng, lo âu, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.
5. Trẻ khó điều chỉnh cảm xúc
Khi chứng kiến cha mẹ cãi nhau thường xuyên, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc điều chỉnh sự chú ý và cảm xúc của bản thân. Khả năng giải quyết vấn đề và thu nạp các thông tin cũng sẽ bị ảnh hưởng, hạn chế rất nhiều.
6. Trẻ trở nên hung hăng
Chứng kiến cha mẹ cãi nhau lâu dần có thể hình thành tính cách hung hăng ở trẻ. Con sẽ nhận thức rằng cãi vã, đánh nhau là cách giải quyết vấn đề. Trẻ cũng nhìn nhận mọi thứ theo hướng tiêu cực hơn.
7. Trẻ trở nên thiếu tự tin
Theo tạp chí Firstcry Parenting, cảm giác xấu hổ, tội lỗi, không xứng đáng và bất lực do chứng kiến bạo lực gia đình có thể ảnh hưởng sức khỏe tâm thần của trẻ. Do đó, lòng tự trọng của đứa trẻ bị ảnh hưởng, chúng luôn cảm thấy tự ti trong mọi việc, khó khăn khi giải quyết vấn đề.
> Những thói quen khiến trẻ giảm trí nhớ
> TOP 6 câu hỏi của con khiến cha mẹ phải bối rối
Theo Zing News