1. Do trải nghiệm từ thời thơ ấu.
Từ mối quan hệ của chúng ta với bố mẹ, người trực tiếp chăm sóc chúng ta. Bố mẹ dạy chúng ta những hành vi nào được chấp nhận, những hành vi nào sai trái, không được chấp nhận bằng cách phê bình, trừng phạt.
Sự ủng hộ của bố mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng ta, vì nó liên quan đến vấn đề sống-chết. Vì khi chúng ta còn bé, phải dựa vào bố mẹ, bố mẹ chăm sóc chúng ta về mặt vật chất và tinh thần. Nhưng khi chúng ta có hành vi sai trái, bố mẹ có thể phê bình con người chúng ta thay vì chỉ phê bình hành vi.
Sự phê bình đó không giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau giữa hành vi sai trái và giá trị con người. Chúng ta chấp nhận, đồng ý với những lời phê bình của bố mẹ. Ví dụ, nếu bố mẹ dán cho chúng ta cái nhãn là lười biếng, ngu ngốc, thất bại… thì tiếng nói nội tâm của chúng ta sẽ chấp nhận quan điểm đó của bố mẹ và nó sẽ gọi chúng ta bằng những cái tên tương tự.
Ngày qua ngày, chúng ta đồng nhất quan điểm của mình với bố mẹ. Bởi vì nó giúp chúng ta cảm thấy an toàn hơn, vì được chấp nhận, được yêu thương. Bởi vì khi còn bé, sự chấp nhận, ủng hộ của bố mẹ có ý nghĩa sống còn với chúng ta. Những lời phê bình đó được củng cố theo thời gian vì nó đem lại cho chúng ta cảm giác được yêu thương, được chấp nhận. Nếu từ chối nghe những lời phê bình thì chẳng khác gì chúng ta đã đánh mất đi tình yêu thương, sự chấp nhận của bố mẹ. Đó là lý do tại sao nhiều lúc cảm thấy những lời phê bình đó thật vô lý nhưng chúng ta vẫn không bỏ nó được.
2. Chúng ta dựa vào những lời phê bình để giúp đương đầu với cảm xúc lo lắng, vô dụng, bị từ chối, khiếm khuyết.
Ví dụ : những lời khen giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn. Đó là lý do khiến chúng ta cảm thấy khó khăn khi phải bỏ ngoài tai những lời phê bình (khen–chê).
Những lời phê bình giúp chúng ta cảm thấy an toàn và thoải mái. Nhưng cái giá mà phải trả để nghe những lời phê bình (kể cả những lời khen) là rất cao; Nó làm suy yếu cảm giác của chúng ta về giá trị bản thân. Hành vi đó của chúng ta ( nghe, quan tâm đến lời phê bình ) đã được củng cố qua bao năm tháng. Những gì giúp chúng ta giải tỏa lo lắng, căng thẳng sẽ được củng cố. Ví dụ như xem tivi, ăn uống, thói quen than thở, thể thao…
3. Lời phê bình khiến chúng ta cảm thấy giá trị bản thân được nâng cao bằng 2 cách:
(1) So sánh bản thân với người khác. Khi càng nỗ lực trong việc so sánh mình với người khác, chúng ta sẽ càng cảm thấy mình tốt hơn, ít khiếm khuyết hơn. Từ đó nó tạo cho chúng ta thói quen so sánh. (2) Chúng ta có thể sẽ đặt ra những tiêu chuẩn hoàn hảo hơn cho mình.
4. Nỗi sợ bị từ chối, phản đối.
Một cách để kiểm soát nỗi sợ bị từ chối đó là chúng ta liên tục dự đoán về nó để tránh bị bất ngờ nếu nó xuất hiện. Chúng ta luôn tìm cách đoán trước suy nghĩ của người khác để lường trước việc mình bị từ chối, thất bại như thế nào, khi đó bản thân sẽ ít bị tổn thương nếu nó xảy ra. Một cách khác để đối mặt với nỗi sợ bị từ chối là từ chối bản thân trước.
Khi những lời phê bình của người khác tấn công chúng ta, thì không ai có thể phê bình những điều mà chúng ta chưa từng nghe . Vì chúng ta đã tự phê bình mình trước đó rồi. Thói quen tấn công bản thân mình sẽ được củng cố nếu nó giúp bản thân giảm bớt sự lo lắng về việc mình bị những người khác phê bình.
Bốn kiểu đáp ứng đối với lời phê bình, chỉ trích:
1.Kiểu xung hấn.
Đáp ứng kiểu xung hấn là 1 dấu hiệu của lòng tự trọng thấp. Chúng ta phản ứng thù địch với nguời chỉ trích vì bản thân cũng đồng ý phần nào với lời phê bình của họ về bạn. Chúng ta “trả đũa” lại họ chỉ vì muốn chứng tỏ rằng dù bản thân mình có khiếm khuyết nhưng con nguời vẫn giá trị hơn họ.
2. Kiểu thụ động:
Khi nguời ta phê bình, chúng ta chỉ biết đồng ý, xin lỗi, tự bao bọc mình truớc dấu hiệu “tấn công” của nguời kia. Im lặng truớc lời phê bình cũng đuợc xem như là 1 kiểu đáp ứng thụ động. Kiểu đáp ứng này sẽ khiến cho nguời phê bình cảm thấy họ giỏi giang, cao siêu hơn. Điều nguy hại cho là chúng ta sẽ phí nhiều năng luợng tinh thần để suy nghĩ lời trả đũa lại họ. Dù không nói ra suy nghĩ của mình, nhưng chúng ta vẫn phí năng lượng của mình để suy nghĩ về nó. Khi tự bao bọc mình truớc những lời chỉ trích tiêu cực, nó sẽ làm giảm đi lòng tự trọng của chúng ta.
3. Kiểu thụ động- xung hấn
Đầu tiên, khi bạn bị chỉ trích, bạn sẽ phản ứng thụ động bằng cách xin lỗi hoặc đồng ý sửa đổi bản thân. Về sau, bạn quên những lời chỉ trích đó hoặc bạn thực hiện những hành vi xung hấn khác. Kiểu đáp ứng thụ động-xung hấn nguy hiểm gấp đôi 2 kiểu trên. Nó hạ thấp lòng tự trọng của chúng ta gấp đôi. Chúng ta sẽ âm thầm căm ghét bản thân mình.
4. Đáp ứng kiểu thích đáng, gồm 3 loại:
– Thứ nhất: Chỉ đơn giản là đồng ý với lời phê bình nếu nó đúng. Mục đích ở đây là để dừng ngay lập tức những lời phê bình. Khi lời phê bình đúng:
+ Trả lời “Bạn đúng rồi!”
+ Lặp lại, tóm gọn lại những ý chính của lời phê bình để người phê bình biết là bạn nghe đúng những gì họ nói.
+ Giải thích về hành vi của bản thân, nếu cần thiết. Nhưng nếu bạn đang muốn nâng cao lòng tự trọng của mình thì tốt nhất là không bao giờ nói xin lỗi và hiếm khi nói lời giải thích. Nên nhớ rằng những lời phê bình của mọi người không được bạn chào đón. Và phần lớn những lời phê bình thậm chí không xứng đáng để bạn xin lỗi hay giải thích. Trường hợp lời phê bình là không đúng, bạn sẽ thực hiện phương pháp thứ 2.
– Thứ hai: Đồng ý một phần: Bạn chỉ đồng ý một phần nào đó lời phê bình. Có thể bạn sẽ muốn tranh luận với người phê bình để họ hiểu quan điểm của bạn. Điều này là tốt nếu như người phê bình bạn có những lời phê bình mang tính xây dựng và họ sẵn sang thay đổi quan điểm bản thân. Còn đối với những lời phê bình tiêu cực thì không đáng để bạn tranh luận.
Hay phê bình người khác là 1 dấu hiệu của sự tiêu cực và bất an. Những người hay phê phán thường chỉ quan tâm đến những gì thiếu sót, sai trái của cuộc sống thay vì tập trung vào những mặt tích cực. Họ có nhu cầu hạ thấp lòng tự trọng của bạn để nâng mình lên cao. Họ muốn kiểm soát bạn một cách gián tiếp, thay vì yêu cầu trực tiếp bạn làm điều gì đó, họ muốn ảnh hưởng, tác động bạn một cách gián tiếp, bằng cách than phiền về bạn.
– Thứ ba: Yêu cầu người phê bình giải thích rõ ràng. Vì phần lớn những lời phê bình là mơ hồ. Bạn cần phải hỏi rõ họ có ý gì khi nói như vậy. Từ khóa ở đây là: “Chính xác”, “ Cụ thể”, “ cho ví dụ”. Ví dụ: Người phê bình nói:” Bạn là đứa lười biếng”. Bạn hãy hỏi họ: Bạn có thể nói cụ thể hơn không, bạn có thể cho ví dụ không?
Nguồn: “Self-esteem” – TS. Matthew McKay và Patrick Fanning.
Theo Lập Trình Ngôn ngữ Tư Duy NLP